Tin tức

Hoàng Thúy Quỳnh – Cán bộ Đoàn tiêu biểu hết mình với phong trào...

Hoàng Thúy Quỳnh (SN 2001) – Ủy viên Ban chấp hành Liên chi Đoàn khoa Du Lịch và Ngoại Ngữ, lớp trưởng chi đoàn K64ENGE, Khoa Du lịch và Ngoại Ngữ được trao tặng danh hiệu “ Cán bộ Đoàn tiêu biểu” cấp Học viện năm 2022 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại Lễ kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2023)

 Hoàng Thúy Quỳnh – Cán bộ Đoàn tiêu biểu, nhiệt huyết, năng động

Chia sẻ về dấu ấn đặc biệt khi tham gia công tác Đoàn, Quỳnh tự hào nhắc đến danh hiệu “Cán bộ Đoàn tiêu biểu” năm 2022 được Đoàn Thanh niên Học viện trao tặng tại Lễ kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023).

Cô bạn cho biết: “Khi nhận được danh hiệu này, mình đan xen rất nhiều cảm xúc từ bất ngờ đến tràn đầy tự hào. Mình luôn tự hào khi được là một đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được cống hiến  hết mình cho các phong trào của Đoàn. Với tất cả tâm huyết, mình luôn cố gắng nỗ lực hoàn thành thật tốt công việc, danh hiệu này chính là động lực để mình tiếp tục cố gắng và phát triển hơn nữa”.

Yêu thích các hoạt động Đoàn – Hội ngay từ năm nhất đại học, Quỳnh đã luôn tìm hiểu, tích cực tham gia công tác Đoàn tại Khoa và Học viện. Trong thời gian hoạt động Đoàn, Quỳnh luôn học hỏi, tích luỹ kiến thức để vận dụng cho chính mình cũng như được trải nghiệm thêm nhiều điều mới mẻ. Giữ chức vụ Trưởng Ban Quản lý chương trình – Liên chi Đoàn Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Quỳnh còn tham gia tổ chức nhiều sự kiện, cuộc thi, chương trình cấp Khoa giúp xây dựng tổ chức Đoàn và tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên. Năm học 2022 – 2023, Quỳnh đã xuất sắc hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở vị trí công việc của mình trong công tác tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động quan trọng của Liên chi Đoàn và Khoa như : “Chiến dịch Đông ấm 2022”, “Chào tân sinh viên K67 Khoa Du lịch và Ngoại Ngữ” , “Kỉ niệm 25 năm thành lập Khoa Du lịch và Ngoại Ngữ” , “Rung chuông vàng 2023” …

 Quỳnh tham gia chiến dịch Đông ấm 2022 do Liên chi Đoàn Khoa Du lịch và Ngọai ngữ cùng Liên chi Đoàn Khoa Tài Nguyên và Môi trường tổ chức

Với Quỳnh điều thú vị nhất khi tham gia các hoạt động phong trào đó chính là sự gắn kết, giao lưu, mở rộng mối quan hệ xã hội của bản thân. Cô bạn được làm quen với nhiều sinh viên trong Khoa và  Học viện, từ đó có cơ hội học hỏi, rèn luyện và hoàn thiện bản thân thành phiên bản tốt hơn.

Với sự nỗ lực của bản thân, trong thời gian học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Quỳnh đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như: Giấy khen của Đoàn Thanh niên Học viện Nông nghiệp Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2020-2021; Giấy khen của Đoàn Thanh niên Học viện Nông nghiệp Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2021-2022; và danh hiệu “Cán bộ Đoàn tiêu biểu” cấp Đoàn Thanh niên Học viện năm 2022 chính là giải thưởng mà Quỳnh cảm thấy tự hào nhất với những cố gắng không ngừng nghỉ của mình.

Bên cạnh việc tham gia hoạt động Đoàn, cán bộ Đoàn không chỉ nhiệt huyết về phong trào mà còn phải tích cực trong học tập. Quỳnh chia sẻ: “Bản thân luôn xác định rõ nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập nên khi tham gia hoạt động Đoàn, mình vẫn luôn sắp xếp cân bằng giữa học tập và hoạt động để hoàn thành tốt công việc cũng như việc học của mình .Tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi những kỹ năng sống cũng như học tập sẽ trau dồi kiến thức nên giữa việc học và tham gia phong trào tôi đều chú trọng và cân bằng hiệu quả”. Với thành tích học tập xuất sắc, luôn nhận được khen thưởng cấp Khoa và cấp Học viện, năm học 2021-2022, Quỳnh vinh dự nhận được danh hiệu “ Sinh viên tiêu biểu năm học 2021- 2022”.

 Thúy Quỳnh (thứ sáu từ trái sang) nhận danh hiệu “ Sinh viên tiêu biểu năm học 2021-2022”

Hiện tại, Quỳnh đang là sinh viên năm cuối và đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Chúc Quỳnh hoàn thành tốt chương trình học tập, tích lũy them nhiều kinh nghiệm, vững vàng bước vào tương lai./.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn, thực hành nghiệp...

Chiều ngày 13/6/2023, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Công an huyện Gia Lâm tổ chức Tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các thành viên viên Đội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ của Học viện. Chương trình tập huấn kéo dài từ ngày 12-15/6/2023.

 Toàn cảnh buổi tập huấn

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, GS.TS. Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, việc tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ PCCC&CNCH được Học viện tổ chức hàng năm, nhằm giúp các thành viên Đội PCCC&CNCH và toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Học viện nắm bắt được những kiến thức cơ bản, phương pháp, thực hành về PCCC&CNCH để chủ động phòng ngừa cũng như biết sử dụng các phương tiện PCCC tại chỗ, quy trình tổ chức cứu chữa một vụ cháy khi có sự cố xảy ra.

GS.TS. Phạm Bảo Dương cho biết, Học viện cũng xây dựng các phương án xử lý khi có cháy, nổ xảy ra, đầu tư đầy đủ bình cứu hỏa và đặt biển báo phòng, chống cháy, nổ tại nhiều vị trí của mỗi tòa nhà; tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng các thiết bị chữa cháy, bảo dưỡng hệ thống điện, không để tình trạng quá tải gây chập cháy các thiết bị khiến hỏa hoạn xảy ra.

GS.TS. Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc buổi tập huấn

Các học viên tham gia lớp tập huấn được chia sẻ thông tin mới nhất về các quy định PCCC&CNCH, được chia sẻ kinh nghiệm từ các tình huống phát sinh trong thực tế và hướng dẫn sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, những kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng thoát nạn, biện pháp chữa cháy khi có tình huống xấu xảy ra.

 Thiếu tá Nguyễn Văn Tuân – Cán bộ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Gia Lâm trình bày bài tập huấn công tác PCCC&CNCH cho cán bộ, viên chức, người lao động Học viện

Nội dung quan trọng của buổi tập huấn là phần thực hành, các thành viên Đội PCCC&CNCH của Học viện được tham gia diễn tập PCCC&CNCH với tình huống giả định có đám cháy phát sinh với các nạn nhân mắc kẹt tại Khu Ký túc xá C3. Các bộ phận liên quan đã thực hiện tốt yêu cầu xử lý tình huống diễn tập và nhận được đánh giá cao của cơ quan chức năng chuyên môn.

 Tổ chức diễn tập dập tắt đám cháy trong tình huống giả định với lực lượng tại chỗ sử dụng các phương tiện có sẵn và phối hợp cùng lực lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp

Lan Hương – TT QHCC&HTSV

Ảnh: Trung Đức – TT QHCC&HTSV

Thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2023

________________

Số: 852/TB-HVN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2023

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2023

I. THÔNG TIN CHUNG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, mã trường HVN), là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ xã hội. Các chương trình đào tạo của Học viện luôn được đổi mới, hội nhập quốc tế, nhiều chương trình đào tạo đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế AUN-QA; Theo kết quả kiểm định Học viện năm 2022, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp là 97,36%, nhiều cựu sinh viên đã là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhiều tỉnh thành, các cơ quan trung ương và nhiều doanh nghiệp lớn.

Học viện vinh dự được đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và giao nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức và sinh viên Học viện. Vượt qua bao khó khăn cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Học viện đã vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Với triết lý giáo dục Rèn Luyện Hun Đúc Nhân Tài, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, tiếng Anh, tin học, Học viện còn trang bị cho sinh viên các kiến thức về kỹ năng mềm như Kỹ năng khởi nghiệp, Kỹ năng hội nhập quốc tế, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng quản lý… và nhiều kỹ năng mềm khác, phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Học viện nông nghiệp Việt Nam đóng tại Hà Nội trên diện tích gần 200 ha, là nơi có giao thông, điều kiện sống và sinh hoạt thuận lợi. Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Năm 2023, Học viện tuyển sinh đại học hệ chính quy như sau:

II. NHÓM NGÀNH/NGÀNH VÀ TỔ HỢP XÉT TUYỂN

TT Nhóm ngành/ngành Số lượng Tổ hợp xét tuyển
HVN01 Thú y 500 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Thú y
HVN02 Chăn nuôi thú y – Thuỷ sản 220 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
B08
(Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Bệnh học thủy sản (Thú y thủy sản)
Chăn nuôi
Chăn nuôi thú y
Nuôi trồng thủy sản
HVN03 Nông nghiệp sinh thái

và Nông nghiệp đô thị

240 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Khoa học cây trồng

(Khoa học cây trồng và cây dược liệu)

Khoa học cây trồng
(dạy bằng tiếng Anh)
Kinh tế nông nghiệp
(Kinh tế nông nghiệp và Kinh tế tuần hoàn)
Kinh tế nông nghiệp (dạy bằng tiếng Anh)
Bảo vệ thực vật (Bác sĩ cây trồng)
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

(Công nghệ rau hoa quả và thiết kế cảnh quan)

Nông nghiệp công nghệ cao
(Nông nghiệp đô thị)
Khoa học đất
(Khoa học đất và Quản trị tài nguyên đất)
HVN04 Công nghệ kỹ thuật ô tô và Cơ điện tử 310 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ kỹ thuật ô tô
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
HVN05 Kỹ thuật cơ khí 50 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Kỹ thuật cơ khí
HVN06 Kỹ thuật điện,

Điện tử và Tự động hoá

140 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
HVN07 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 500 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
HVN08 Quản trị kinh doanh,

Thương mại và Du lịch

1680 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh nông nghiệp

(dạy bằng tiếng Anh)

Kế toán
Tài chính – Ngân hàng
Quản lý và phát triển du lịch
Thương mại điện tử (Thương mại quốc tế)
Quản lý và phát triển nguồn nhân lực
HVN09 Công nghệ sinh học và

Công nghệ dược liệu

150 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
B08
(Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học (dạy bằng tiếng Anh)
Công nghệ sinh dược
HVN10 Công nghệ thực phẩm và Chế biến 270 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D07
(Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ thực phẩm
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm
HVN11 Kinh tế và Quản lý 560 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
C04
(Ngữ văn, Toán, Địa lí)
D07
(Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Kinh tế tài chính
Kinh tế tài chính (dạy bằng tiếng Anh)
Kinh tế tài chính hợp tác với Đại học Massey – New Zealand

(dạy bằng tiếng Anh)

Kinh tế
Kinh tế đầu tư
Kinh tế số
Quản lý kinh tế
HVN12 Xã hội học 40 A09(Toán, Địa lí, GDCD)
C00
(Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Xã hội học (Xã hội học kinh tế)
HVN13 Luật 160 A09(Toán, Địa lí, GDCD)
C00
(Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
C20
(Ngữ văn, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Luật (Luật kinh tế)
HVN14 Công nghệ thông tin và Kỹ thuật số 600 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
A09
(Toán, Địa lí, GDCD)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Công nghệ thông tin
Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
HVN15 Quản lý đất đai, Bất động sản

và Môi trường

200 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Quản lý bất động sản
Quản lý đất đai
Quản lý tài nguyên và môi trường
HVN16 Khoa học môi trường 40 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Khoa học môi trường
HVN17 Ngôn ngữ Anh 180 D01(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D07
(Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D14
(Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
D15
(Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
Ngôn ngữ Anh
HVN18 Sư phạm công nghệ 20 A00(Toán, Vật lí, Hóa học)
A01
(Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
B00
(Toán, Hóa học, Sinh học)
D01
(Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
Sư phạm công nghệ
Tổng* 5860

Ghi chú: Với các chương trình dạy bằng tiếng Anh, sau khi sinh viên nhập học, Học viện sẽ tiếp tục xét tuyển trong số sinh viên trúng tuyển nhập học từ các ngành có cùng tổ hợp xét tuyển; * Học viện có thể điều chỉnh nhưng không vượt quá năng lực đào tạo để đáp ứng nhu cầu người học; GDCD – Giáo dục công dân.

 III. ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN

Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh của Học viện.

IV. PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Học viện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học viện nhận vào học có điều kiện đối với những trường hợp dưới đây:

(1) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ hoặc thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhận vào học các ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp và Thủy sản và các nhóm ngành khác khi có học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT.

(2) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt (hoặc Tiếng Anh đối với các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện)

a) Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi (môn thi) với thang điểm 10 theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Học viện sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

b) Cách tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn 1 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam công nhận và sử dụng kết quả miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học chính quy năm 2023. Đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng để miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT đồng thời vẫn tham gia thi môn thi Ngoại ngữ thì Học viện sử dụng kết quả bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển.

3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)

a) Điều kiện xét tuyển:

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 21-23 điểm trở lên (Phụ lục 1). Riêng nhóm ngành Sư phạm công nghệ thí sinh đạt học lực năm lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên.

b) Cách tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = ĐTBcn môn 1 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

            Trong đó: ĐTBcn  là điểm trung bình cả năm

c) Nguyên tắc xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 02 nguyện vọng (NV) tương ứng 2 nhóm ngành đào tạo và được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên: Học lực đạt loại giỏi hai kỳ tại năm xét tuyển trong các trường THPT; Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển theo mức từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu còn lại của từng nhóm ngành của phương thức này. Đối với các thí sinh có điểm bằng nhau xét tuyển ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành/chuyên ngành trong thời gian học tập theo quy định.

Trong phương thức xét tuyển này, thí sinh đạt học lực loại giỏi ít nhất hai kỳ trong các năm học tại trường THPT được ưu tiên xét tuyển thẳng vào chuyên ngành học ưa thích.

4. Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp

a. Điều kiện và cách tính điểm xét tuyển

* Tiêu chí 1: Với thí sinh đạt học lực loại khá năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) tại các trường THPT và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ GD&ĐT công bố thì điểm xét tuyển tính theo công thức sau:

Điểm xét tuyển = ĐTBcn đạt học lực khá x 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

* Tiêu chí 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-23 điểm trở lên tùy ngành.

Điểm xét tuyển = Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023+ điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó:

– Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) với thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (Phụ lục 1)

– Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023 tối đa là 2 điểm. Và Tổng điểm đạt được (gồm điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023) không vượt quá 30 điểm. Trường hợp tổng điểm đạt được vượt quá 30 điểm thì sẽ chỉ được tính 30 điểm để xét tuyển.

Tiêu chí 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 18-20 điểm trở lên tùy ngành.

Điểm xét tuyển = Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo tổ hợp xét tuyển + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023 + điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023 tối đa là 2 điểm. Và Tổng điểm đạt được (gồm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023) không vượt quá 30 điểm. Trường hợp tổng điểm đạt được vượt quá 30 điểm thì sẽ chỉ được tính 30 điểm để xét tuyển.

Để có cơ hội cộng điểm khi xét tuyển đại học và cơ hội nhận học bổng toàn phần (trong cả khóa học), thí sinh đăng ký nhận thông tin cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA – 2023. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

b.     Nguyên tắc xét tuyển

–  Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 3 tiêu chí xét tuyển kết hợp trên.

–  Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 01 nguyện vọng (NV) tương ứng 01 nhóm ngành đào tạo. Học viện xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Thí sinh không trúng tuyển vào NV đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Đối với các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành trong thời gian học tập theo quy định.

Ghi chú:

– Ngưỡng đảm bảo chất lượng của khối ngành Sư phạm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GĐ&ĐT đối với tất cả các phương thức xét tuyển.

– Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

– Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định

Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

V. THỜI GIAN VÀ HỒ SƠ XÉT TUYỂN

1.    Thời gian xét tuyển

1.1. Phương thức 1 (Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 2 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023).

Thời gian xét tuyển được thực hiện theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

1.2. Phương thức 3 (Xét học bạ) và Phương thức 4 (Xét tuyển kết hợp)

TT Nội dung Đợt 1 Đợt 2
1 Nhận hồ sơ xét tuyển 04/04 – 25/05/2023 01/06 – 04/07/2023
2 Thông báo kết quả xét tuyển 26 – 31/05/2023 06 – 07/07/2023

Ghi chú: Thời gian xét tuyển có thể điều chỉnh theo lịch xét tuyển đại học năm 2023 của Bộ GD&ĐT.

Học viện sẽ công bố thời gian xác nhận nhập học/nhập học đối với thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trong Giấy báo đủ điều kiện trúng tuyển đăng tải thông tin trên website:   

https://daotao.vnua.edu.vn/xettuyen     và    https://tuyensinh.vnua.edu.vn.

2. Hồ sơ xét tuyển

Thí sinh điền thông tin vào Phiếu đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến theo mẫu của Học viện. Học viện sẽ kiểm tra và đối chiếu thông tin trên Phiếu với hồ sơ gốc của thí sinh sau khi thí sinh làm thủ tục nhập học.

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 1 (Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 2 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT): Đăng ký xét tuyển theo mẫu phiếu và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 3 (Xét học bạ) PHIẾU 1-1 (Đợt 1), PHIẾU 1-2 (Đợt 2).

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 4 (Xét kết hợp) PHIẾU 1-1KH (Đợt 1), PHIẾU 1-2KH (Đợt 2).

3. Học phí, lệ phí và cách thức nộp hồ sơ

•  Học phí được thực hiện theo lộ trình và quy định của Nhà nước (Phụ lục 2).

•  Lệ phí xét tuyển: 50.000đ/hồ sơ xét tuyển.

•  Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:

+ Trực tuyến tại website: https://tuyensinh.vnua.edu.vn/dkxt/

+ Trực tiếp tại Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Phòng 121, tầng 1, Nhà Hành chính);

+ Chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.

VI. ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

1. Hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm

Học viện đã hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp (Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Sunjin Việt Nam,…) để bố trí việc làm cho sinh viên. Hàng năm, Học viện tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của từ 60 đến 100 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho từ 4.000 đến 6.000 sinh viên. Theo kết quả khảo sát, trên 97% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

 2. Hỗ trợ học bổng

Học viện dành gần 30 tỷ đồng/1 năm để cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên có kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạt từ loại khá trở lên. Ngoài ra, Học viện hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp để cấp gần 2 tỷ đồng/1 năm học bổng tài trợ cho sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong năm 2023, Học viện dành hơn 250 suất học bổng chào đón tân sinh viên khóa 68 với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng, trong đó có 03 suất học bổng du học nước ngoài tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Tây Nam, Trung Quốc. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

 3. Đội ngũ giảng viên, cán bộ, viên chức

  Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Gần 100 giảng viên được phong hàm giáo sư, phó giáo sư; hơn 350 giảng viên có học vị tiến sĩ; nhiều giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, giải thưởng Kovalevskaya,… XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

 4. Cơ sở vật chất

Học viện có khuôn viên rộng, xanh, sạch, đẹp nhất Thủ đô với diện tích gần 200ha và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, gồm: gần 170 phòng học thông minh, 52 phòng thí nghiệm (trong đó có 6 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO), 82 mô hình khoa học công nghệ…; thư viện của Học viện có gần 30.000 đầu sách, tạp chí và kết nối với thư viện của nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới; khu ký túc xá của Học viện khang trang, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho gần 5.000 sinh viên; khu liên hợp thể thao đa dạng với hệ thống sân cỏ nhân tạo, phòng tập gym, hệ thống sân golf (dự kiến đưa vào hoạt động năm 2023). XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

 5. Nghiên cứu khoa học

Học viện luôn khuyến khích và dành nguồn kinh phí cho sinh viên nghiên cứu khoa học, rèn khả năng tư duy sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Học viện có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, có năng lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu từ các trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới. Nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông minh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang được triển khai, bổ trợ cho hoạt động đào tạo. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

6. Hợp tác quốc tế

Học viện đã ký hơn 140 biên bản ghi nhớ, chương trình hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế. Năm 2022, Giám đốc Học viện vinh dự được tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi thăm và làm việc với nhiều quốc gia trên thế giới, ký kết hợp tác chiến lược với nhiều trường đại học, tập đoàn của Hà Lan, Bỉ, Úc, New Zealand…, từ đó mở ra cơ hội tìm kiếm học bổng, giao lưu quốc tế cho sinh viên Học viện. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

7. Trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên

Thực hiện phương châm “đào tạo sinh viên phát triển toàn diện”, ngoài kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, Học viện quan tâm đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hội nhập quốc tế, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng làm việc với các bên liên quan…

Đối với học sinh lớp 12, Học viện dành nhiều khóa học miễn phí với thời gian học tập linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng và đăng ký của học sinh. Học sinh vui lòng đăng ký tham gia khóa học XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Học sinh tham gia khóa học sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học. Học sinh nhập học tại Học viện sẽ được xem xét miễn môn học kỹ năng mềm tương ứng. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

 8. Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm đến công tác khởi nghiệp. Từ năm 2014 đến nay, Học viện đã tổ chức 08 Cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp, thu hút 1.250 dự án tham gia từ hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, các địa phương (trong đó trên 50% dự án là của sinh viên Học viện). Trong 9 năm qua, sinh viên của Học viện đã dành 5 giải nhất Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia và nhiều giải thưởng khác. Đặc biệt, nhiều ý tưởng, dự án đã phát triển thành các doanh nghiệp có vị trí trong cộng đồng thanh niên khởi nghiệp và có nhiều đóng góp cho xã hội. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

 9. Hoạt động đoàn thể

Tại Học viện, sinh viên có thể tham gia các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, hoạt động hỗ trợ học tập (Cuộc thi Olympic Tiếng Anh, Olympic Tin học, Cuộc thi nhà vô địch điểm A…), hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (Giải bóng đá nam sinh viên truyền thống, Giải bóng chuyền mở rộng, Chương trình văn nghệ chào đón tân sinh viên…), hoạt động tình nguyện vì cộng đồng (tình nguyện địa phương, tình nguyện bảo vệ môi trường, phong trào hiến máu tình nguyện…). XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

10. Hoạt động văn hóa, thể thao

Theo học tại Học viện, sinh viên được học tập nhiều môn học giáo dục thể chất, tham gia nhiều cuộc thi đấu thể thao, ẩm thực, văn – thể – mỹ… Năm 2023, Học viện dự kiến mở thêm các khóa học thể thao, văn hoá với sự tham gia giảng dạy của các thầy, cô có kiến thức, kỹ năng và giàu kinh nghiệm.

Để Học viện chuẩn bị điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên khóa 68, học sinh vui lòng cung cấp thông tin sở thích thể thao/văn hóa XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Thí sinh khảo sát nhu cầu sẽ có cơ hội quay số trúng thưởng vào ngày 15.3.2023 và 15.4.2023 với nhiều phần thưởng may mắn có giá trị từ 500.000 đến 2.000.000. Phần thưởng sẽ được trao trực tiếp cho thí sinh ngay sau khi Ban Tổ chức công bố kết quả. Thí sinh thường xuyên truy cập website www.vnua.edu.vn để biết danh sách thí sinh may mắn nhận thưởng. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

 VII. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2023, liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939

Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

Website: www.vnua.edu.vnhttp://tuyensinh.vnua.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

 

Nơi nhận:

– Thí sinh (website);

– Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT (để bc);

– HĐHV, BGĐ (để b/c)

– Các ĐV (để p/h)

– Lưu: VPHV, QLĐT, NPD(10).

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

PHÓ GIÁM ĐỐC

GS.TS. Phạm Văn Cường

Phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng Sông Hồng

Sáng 14/6, tại Nam Định, Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thời gian qua, giáo dục và đào tạo của vùng đồng bằng sông Hồng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn như: tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều bất cập; chất lượng lao động của vùng mặc dù cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước song vẫn còn thấp so với yêu cầu của một vùng kinh tế phát triển khi mà vẫn còn gần 2/3 lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc không có bằng cấp/chứng chỉ.

Thông qua hội nghị, Bộ Giáo dục & Đào tạo mong muốn sẽ cùng với các địa phương thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng đồng bằng Sông Hồng hiện nay; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những việc đã làm được trong thời gian qua và trên cơ sở đó cùng nhau đề ra các giải pháp để phát triển giáo dục vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thực hiện : Phan Hằng Hồng Dũng-https://quochoitv.vn

15 Ý TƯỞNG TẠO HÌNH CÂY BONSAI ĐỘC ĐÁO

Bonsai là một nghệ thuật tạo hình cây nhỏ của người Nhật. Cây bonsai đại diện cho một phần nhỏ của thiên nhiên bị giới hạn trong một không gian nhỏ và nó là một bản sao của một cây đã trưởng thành.

Dưới đây là 15 ý tưởng cây bonsai độc đáo

1) Cây phong Nhật Bản

Cây phong là một sự sáng tạo lôi cuốn của thiên nhiên và có một cây phong Nhật Bản giống như bạn có một thiên nhiên nhỏ trong chính ngôi nhà của mình. Maple bonsais được bao phủ dày đặc bởi những chiếc lá đầy màu sắc tuyệt đẹp giúp tôn lên vẻ đẹp của nó. Cây cảnh này cần được chăm sóc đặc biệt và tốt nhất là nó có thể được trồng bên ngoài nhà vì nó cần ánh sáng vào mùa hè.

Cây phong cảnh Nhật Bản

Juniper Bonsais được người Nhật ưa chuộng. Các cây bonsai cây bách xù phổ biến nhất là những loại có lá giống vảy và những cây bonsai này có nhiều dạng với dải màu thay đổi từ xanh lá cây đến xanh lục nhạt.

Cây bách xù

3) Maple BonsaiMaple bonsai nổi tiếng với những chiếc lá có hình dáng nghệ thuật và màu sắc độc đáo thay đổi theo mùa. Có rất nhiều giống phong tuyệt đẹp với một dải màu rộng lớn. Một số trong số này là những giống cây trồng màu đỏ bao gồm Schlesingeri, Red Dragon và một số giống cây phong khác là Crimson Queen, Tamukeyama, v.v.

4) Cây bonsai Ficus

Ficus bonsai là một loại cây thuộc giống sung và loài Ficus bonsais phổ biến nhất là Ficus Ginseng, Ficus Benjamina hay còn được gọi là cây sung.

Cây bonsai Ficus
Cây bonsai Ficus

Đây là một loại cây cảnh thân thiện với người mới bắt đầu vì nó là cây cảnh trong nhà và có thể được chăm sóc dưới ánh sáng mặt trời. Một điều đặc biệt nữa của cây ficus là nó có thể ra rễ theo hình Arial rất sáng tạo trong bonsai.

5) Cây Penjai

Ý tưởng về cây Penjai thực sự xuất phát từ người Trung Quốc cổ đại. Penjai là một phiên bản tinh tế hơn của bonsai, nơi bonsai được tạo ra chỉ với một cây duy nhất; cây thực sự là một dạng cảnh quan thu nhỏ.

Cây bonsai Penzai
Cây bonsai Penzai

Có ba loại cây PenJai khác nhau; Hòn non bộ Shumu tập trung vào một hoặc nhiều loại cây khác nhau đặt bên trong thùng chứa hoặc bình hoa, hòn non bộ Shanshui là hòn non bộ phong cảnh thu nhỏ với các yếu tố khác nhau của tự nhiên và Shuihan là một phong cách sáng tạo của hòn non bộ bao gồm cả nước và cây.

6) Cây cảnh trà Fukien

Trà Fukien là một thức uống phổ biến ở Trung Quốc và nó là một loại hòn non bộ nhưng cây này cũng được trồng ở Nhật Bản, Indonesia và Đài Loan. Nó là một cây nhỏ với những chấm trắng ở mặt trên và màu xanh lá ở mặt dưới và những bông hoa nhỏ màu trắng nở vào tất cả các mùa trên cây này.

Cây bonsai trà Fukien
Cây bonsai trà Fukien

Điểm tốt nhất của cây Fukien là nó là cây cảnh trong nhà và bạn có thể để nó trong phòng khách sẽ làm cho không gian phòng khách của bạn trở nên tự nhiên và sinh động hơn.

7) Cây du dương Trung Quốc

Cây du Trung Quốc là một cây bonsai đẹp vì vỏ và lá của nó. Điều đặc biệt của cây cảnh này là nó có những chiếc lá nhỏ tự nhiên và nhờ đó bạn có thể tạo ra những hình dáng độc đáo cho cây cảnh này. Nếu bạn là người mới chơi thì cũng không sao vì cây cảnh này có thể dễ dàng chăm sóc và bạn cũng sẽ yêu thích vì vẻ ngoài sống động của nó.

Cây Elm Bonsa Trung Quốc
Cây Elm Bonsai Trung Quốc

8) Cây cảnh cho người mới bắt đầu

Nếu bạn muốn trồng cây cảnh đầu tiên của mình thì có lẽ bạn đang tự hỏi cây nào sẽ là lựa chọn tốt nhất. Có rất nhiều cây bonsai thân thiện với người mới bắt đầu chơi như Đỗ quyên nổi tiếng với màu sắc rực rỡ, Ngọc bích nổi tiếng với những chiếc lá phồng.

9) Cây Bonsai Fringe

Cây bonsai
Cây bonsai fringe

Năm 1989, Vườn ươm Nihonkai ở Nhật Bản đã gửi một số cây bụi đến Vườn ươm Quốc gia Hoa Kỳ, nơi Fringe tương đối là một loài mới. Tên Latinh là “Loropetalum”. Năm 2000, nó bắt đầu trở nên phổ biến để làm cảnh. Một cây cảnh trở nên trưởng thành với màu hạt dẻ tuyệt đẹp. Nó thay đổi màu sắc tùy thuộc vào thời tiết.

Nó chuyển sang màu đỏ tía vào khoảng mùa xuân và trở thành màu xanh lục do sự ấm áp của mùa hè. Là loại cây cảnh không sâu bệnh và đặc biệt rất dễ trồng. Cây ra hoa nhiều vào mùa xuân. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để gieo trồng là đầu mùa xuân.

10) Cây bonsai gỗ hoàng dương

Cây hoàng dương còn được gọi là cây pơmu vì đặc điểm giống cây pơmu. Do đặc điểm dễ thích nghi, lá xanh tốt, phát triển tốt nên nó được các nghệ nhân Bonsai ưa chuộng. 

Đặc điểm đặc biệt của cây Hoàng dương là có thân xoắn và hình chữ A, chính đặc điểm này đã tạo cho nó một vẻ thẩm mỹ đặc biệt. Hai cây Hoàng dương phổ biến nhất là Buxus sempervirens nổi tiếng với đặc điểm tròn và gỗ Hoàng dương Trung Quốc nổi tiếng với đặc điểm rất cứng.

Cây hoàng dương
Cây hoàng dương

11) Cây thông Ô Nhật Bản 

Thông ô Nhật là cây cảnh ngoại thất. Nó có các đặc điểm giống như cây thông với những chiếc lá hình kim rải rác xung quanh tạo thành hình dạng giống như một chiếc ô. Mặc dù chúng trông giống như cây thông, nhưng chúng không phải là cây thông. Chúng có hình dạng kim tự tháp với những chiếc lá dài màu xanh bóng. Việc cắt tỉa nhiều là không cần thiết đối với chúng.

Nên tưới nước hàng tuần và tránh nắng gắt. Chúng thường phát triển chậm.

Cây bonsai ô Nhật Bản
Cây bonsai thông ô Nhật Bản

12) Cây bonsai Hoa tử đằng

Cây hoa Tử Đằng rất thích hợp cho những người thích cắt một phiên bản thu nhỏ tinh tế của cây tử đằng với những cành hoa tím rũ xuống. 

Những Cây hoa Tử Đằng có thể mất từ ​​ba đến năm năm để nở hoa. Những cây này cần nhiều nắng để nở hoa. Đôi khi chúng cũng cần tưới nhiều nước và thay chậu.

Cây hoa Tử Đằng Vine Bonsai
Cây hoa Tử Đằng Vine Bonsai

13) Cây Lựu lùn 

Lựu lùn bonsai có màu sắc sặc sỡ và nổi tiếng có nguồn gốc từ các nước Địa Trung Hải và Châu Á. Chúng rụng lá vào mùa thu hàng năm. Chúng cần thời tiết ấm áp.

Chúng có hoa hình kèn có màu đỏ rực rỡ và quả ngọt cỡ quả bóng gôn. 

Cây cảnh lùn Pomegranat
Cây cảnh lùn Pomegranat

15) Cây Bonsai Ô liu

Ô liu được tìm thấy tự nhiên ở các nước Địa Trung Hải. 

Cây ô liu
Cây ô liu

BONSAI – CÁCH PHÂN LOẠI THEO KÍCH THƯỚC

Bonsai có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc rồi đến Nhật Bản và bằng sức cuốn hút của mình đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Kể từ khi được khai sinh, trải qua bao nhiêu năm hình thành, sáng tạo, phát triển, bonsai đã sớm được coi là một môn nghệ thuật độc đáo.

Nghệ thuật tạo hình bonsai

Các tác phẩm bonsai đều ít nhiều mang một phần dáng dấp, vẻ đẹp truyền thống cổ xưa. Tuy nhiên, chúng vẫn có giá trị về mặt trang trí cho hầu hết mọi không gian, thời gian và chưa bao giờ khiến người đam mê phải thất vọng.

Để có thể trồng những cây bonsai nhỏ bé trong những chiếc chậu cảnh xinh xinh mà vẫn chống chịu được mọi điều kiện thời tiết dù khắc nghiệt nhất, đó là cả một quá trình khiến các nghệ nhân tiêu tốn biết bao thời gian, công sức và tâm huyết. Các nghệ nhân cho rằng, nghệ thuật thực sự trong cây bonsai nằm ở hình dáng mỗi cây mang lại.

Để trồng được một cây bonsai vừa đảm bảo được các chức năng của cây cảnh, vừa giữ được những vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật truyền thống, khác biệt với các loại cây thông thường, các nghệ nhân phải đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo và những kỹ thuật chuyên môn cần thiết. Những kỹ thuật cơ bản bao gồm cắt tỉa lá hoặc gai khỏi cây đang phát triển, tỉa bớt cành, rễ của cây, sử dụng các thiết bị phụ trợ và dây điện để định hình cây một cách tỉ mỉ, cẩn thận.

Mỗi kỹ thuật này đều có một tầm quan trọng riêng đối với sự phát triển và hình thành chung của cây bonsai, chúng đòi hỏi các nghệ nhân bonsai phải hết sức cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng đến cây bonsai dù là nhỏ nhất, nếu không sẽ mang lại những ảnh hưởng xấu khó có thể khắc phục. Tuy nhiên, những kỹ thuật trồng bonsai cũng mang đến nhiều đam mê, trải nghiệm mới lạ, thú vị mà ai cũng muốn khám phá.

Kích thước cây bonsai

Một trong những điểm thú vị nhất của cây bonsai là kích thước đa dạng của chúng, nhiều cây có kích thước siêu nhỏ đến khó tin. Nghệ thuật trồng cây bonsai có thể tạo ra một cây vô cùng nhỏ bé nhưng vẫn có hình dáng của một cây phát triển đầy đủ, toàn diện. Điều này khác với việc nhân giống di truyền của các cây giống lùn, kỹ thuật trồng bonsai không yêu cầu lưu trữ mã di truyền của cây. Thay vào đó, nó đòi hỏi các nghệ nhân cần tạo nên những cây với kích thước thu nhỏ bằng các phương pháp cơ học, cắt tỉa, uốn ghép cây dưới bàn tay khéo léo của mình.

Bonsai có rất nhiều kích cỡ khác nhau

Những cây bonsai nhỏ nhất thậm chí còn bé hơn các cây giống con, trong khi đó, một số cây bonsai lớn nhất hiện đang được lưu giữ trong Cung điện Hoàng gia của Nhật Bản rất to lớn và phải cần nhiều người mới di chuyển được. Từ xa xưa, việc phân loại kích thước của cây cảnh được thực hiện bằng việc xác định xem phải mất bao nhiêu tay người để di chuyển cây.

Đến nay, nghệ thuật trồng cây bonsai đã trải qua một quãng thời gian dài, tên và kích thước chính xác của từng phân loại cũng đã thay đổi qua nhiều thế kỷ. Cách phân loại kích thước bonsai dưới đây được coi là phổ biến nhất, tuy nhiên cách phân loại này cũng chỉ là tương đối, ngoài ra, chúng ta có thể gặp những kích thước khác. Ba loại kích thước chính là: Bonsai nhỏ, vừa và lớn. Mỗi cây bonsai lại phù hợp với từng loại kích thước khác nhau. Một số cây có thể không phù hợp hoặc không thích nghi được với các kích thước khác.

CÂY BONSAI CỠ NHỎ

kenshitsubo: Đây là những loại cây bonsai nhỏ nhất, thậm chí còn nhỏ hơn nhiều so với các cây giống con. Tuy nhiên, chúng vẫn xứng đáng được coi là những tác phẩm nghệ thuật. Hiếm khi Kenshitsubo cao hơn 1 đến 3 inch (2,54-7,62 cm), loại này có thể được nâng lên bằng hai ngón tay dễ dàng.

Shito: Đây là kích thước phổ biến của các loại cây bonsai nhỏ nhất. Chúng có kích thước bằng đầu ngón tay, thường phát triển chiều cao từ 2 đến 4 inch (5,08-10,16 cm). Chúng còn có tên khác là cây bonsai Thimble.

Các tác phẩm bonsai đều ít nhiều mang một phần dáng dấp, vẻ đẹp truyền thống cổ xưa. Tuy nhiên, chúng vẫn có giá trị về mặt trang trí cho hầu hết mọi không gian, thời gian và chưa bao giờ khiến người đam mê phải thất vọng.

Shohin: Những cây bonsai này phát triển chiều cao từ 2 đến 6 inch (5,08-15,24 cm). Chúng có thể dễ dàng nằm gọn trong lòng bàn tay. Shohin và Shito bonsai còn được phân biệt với các cây bonsai nhỏ khác bằng một số kỹ thuật riêng biệt được sử dụng để tạo ra chúng.

Mame: Những cây bonsai này có chiều cao từ 4 đến 8 inch (10,16-20,32 cm). Trong số những cây bonsai nhỏ nhất, chúng còn được gọi là cây bonsai một tay bởi vì chỉ cần một tay để di chuyển cây. Thường thì chúng được trồng trong những chậu lớn hơn cây bonsai Shohin.

Komono: Cây bonsai Komono phát triển trung bình từ 6 đến 10 inch (15,24-25,4 cm). Chúng gần như là cây bonsai lớn nhất có thể di chuyển được bằng một tay.

CÂY BONSAI CỠ VỪA

Katade-Mochi: Cây bonsai Katade-Mochi mọc cao từ 10 đến 18 inch (25,4-45,72 cm). Chúng lớn hơn cây bonsai Komono nhưng vẫn có thể được nâng lên bằng một tay. Đây là kích thước khá phổ biến giúp các nghệ nhân thuận tiện hơn trong việc chăm sóc, bởi chúng không quá nhỏ để phải cắt tỉa nhiều cũng không quá lớn để phải thường xuyên xử lý thu gọn kích thước.

Chumono, Chiu: Hai kích thước cây bonsai này gần như giống nhau. Cả hai đều được coi là cây bonsai hai tay ( cần hai tay để bưng, bê), đều cao từ 16 đến 36 inch (40,64-91,44 cm). Hai tên gọi này có thể thay thế cho nhau. Cây trung bình và lớn: Các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới có xu hướng dần từ bỏ tên tiếng Nhật để phân loại kích thước nghe cho thuận tai. Cây cảnh trung bình có chiều cao từ 12 đến 24 inch (30,48- 60,96 cm), trong khi cây cảnh lớn từ 24 đến 36 inch (60,96-91,44 cm).

CÂY BONSAI CỠ LỚN

Omono: Những cây bonsai cỡ lớn này được xếp vào những cây đầu tiên cần đến 4 tay để di chuyển. Chúng phát triển tốt ở rất nhiều nơi khác nhau và có chiều cao từ 30 đến 48 inch (76,2-45,121,92cm). Chúng khá giống với loại “Dai” và hầu như có ít đặc điểm để phân biệt với nhau, trong tiếng Anh chúng đều được gọi là cây bonsai rất lớn.

Dai: Có cùng kích thước và kiểu dáng với cây bonsai Omono. Hiện nay, chỉ một số nghệ nhân được biết đến là các bậc thầy trong nghệ thuận bonsai của Nhật Bản cổ đại mới nắm rõ được sự khác biệt ít ỏi giữa chúng.

Hachi-Uye: Đây là một trong những cây bonsai lớn nhất. Chúng được gọi là cây 6 tay vì phải cần tới 3 người để di chuyển cây trong chậu. Chúng cao từ 40 đến 60 inch (101,6-152,4 cm).

Imperial: Imperial (cây hoàng gia) là cây lớn nhất và hùng vĩ nhất trong tất cả các cây bonsai. Chúng cao từ 60 đến 80 inch (152,4-203,2 cm) và được trưng bày nhiều nhất trong các khu vườn của Hoàng gia Nhật Bản. Chúng cũng được gọi là cây 8 tay do cần 4 người để di chuyển. Có lẽ phân loại duy nhất không thay đổi qua các thời đại là cây Imperial vì nguồn gốc của tên.

Theo định nghĩa, bất kỳ cây bonsai nào thuộc loại lớn nhất trong các khu vườn của Hoàng gia Nhật Bản đều là cây bonsai Imperial. Mặc dù một số chuyên gia chưa hoàn toàn đồng ý với tất cả các phân loại kích thước này. Tuy nhiên, nhiều nghệ nhân cho rằng, cũng không nên quá coi trọng về kích thước chính xác của từng cây bonsai, điều thực sự quan trọng là bằng cái tâm, bằng lòng đam mê nghệ thuật hút hồn này, các nghệ nhân có thể tạo ra những cây bonsai có hình dạng và kiểu dáng độc đáo, quyến rũ nhất./. (Theo Bonsaitreegardener, Wikihow và Pinterest) (Bài đã được đăng trên Tạp chí Việt Nam Hương Sắc số 315 tháng 12 năm 2019)