GIỚI THIỆU VIỆN SINH VẬT CẢNH

 

1. Tên gọi của viện:

a) Tên tiếng Việt: Viện Sinh vật cảnh

b) Tên giao dịch bằng tiếng Anh:  Institute of Ornamental Oganism Science

Tên viết tắt:              IOOS

2. Giới thiệu cơ quan quản lý trực tiếp

a) Tên, địa chỉ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

3. Sự cần thiết phải thành lập

Sinh vật cảnh là nguồn tài nguyên sinh vật phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa của con người đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên sinh vật cảnh hiện tại đang bị xói mòn hay bị lãng quên trong thời gian qua.

Cả nước đã có hội Sinh vật cảnh ở tất cả các tỉnh thành: 56/63 tỉnh. 6062 xã. 356.510 hội viên tham gia hội Sinh vật cảnh.

Sinh vật cảnh nói chung và cây cảnh nói riêng là nhóm sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của con người trên toàn cầu, mỗi dân tộc có nhóm cây cảnh riêng tương ứng với những kiến thức địa phương dẫn đến rất đa dạng trong nuôi trồng và tiêu dùng cho mục tiêu văn hóa khác nhau, nghiên cứu cây con bản địa phục vụ nghề làm vườn, giá trị biểu tượng và giá trị thẩm mỹ của mỗi địa phương, mỗi dân tộc.

Sinh vật cảnh là nguồn tài nguyên sinh vật phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa của con người đem lại hiệu quả kinh tế, làm thuốc như cây Đinh lăng, phục vụ lễ hội tâm linh (hoa hồng, hoa cúc, hoa mẫu đơn). Nguồn tài nguyên sinh vật cảnh của Việt Nam vô cùng đa dạng chưa được bảo tồn và khai thác phục vụ đời sống, kinh tế -xã hội. Nhưng nguồn tài nguyên sinh vật cảnh đang bị xói mòn hay bị lãng quên thời gian qua như cây hoa hồng cổ (classic rose), cây duối (Streblus asper), cây sung (Ficus racemosa), cá cờ (Macropodus opercularis), cá cờ đen (Macropodus spechti) và cá cờ đỏ (Macropodus erythropterus)…

Xuất phát từ một thú chơi tao nhã dành cho những người có điều kiện kinh tế khá giả, nuôi trồng sinh vật cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp trong cuộc sống hôm nay. Ðặc biệt, kể từ sau 20 năm đổi mới, sinh vật cảnh Việt Nam không chỉ phát huy vai trò trong đời sống văn hóa – tinh thần mà còn trở thành một ngành kinh tế sinh thái mũi nhọn của cả nước (Phan Thành Nam, báo Nhân dân, điện tử 2020).

 

4. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Viện sinh vật cảnh thu thập, bảo tồn và khai thác phát triển sinh vật cảnh gồm thực vật, động vật, sinh vật thủy sinh, tĩnh vật cảnh. Chọn lọc, chế tác tạo ra sản phẩm có giá trị thương mại đồng thời phục vụ cho thực hành thực tập của người học.

Hỗ trợ hình thành và gắn kết với doanh nghiệp Spin-off của Học viện để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa các sản phẩm của Viện.

b) Mục tiêu cụ thể:

<1> Thu thập nguồn gen sinh vật trong tự nhiên đưa về lưu trữ bảo tồn tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

<2> Nhập nội và hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực về sinh vật cảnh

<3> Chọn lọc, nhân giống tạo ra các sản phẩm có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ chuyển giao cho người sử dụng

<4> Nuôi trồng, chế tác sản phẩm sinh vật cảnh tạo ra sản phẩm có giá trị

<5> Phát triển các hoạt động hỗ trợ như phân bón, thức ăn cho sinh vật cảnh

<6> Nghiên cứu thị trường, đào tạo nguồn lực và chuyển giao công nghệ sản xuất sinh vật cảnh

5. Vị trí và chức năng

(1) Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sinh vật cảnh cho các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu.

(2) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn trong lĩnh vực sinh vật cảnh cho cơ quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu. Tham gia đào tạo để cấp văn bằng từ trình độ trung cấp trở lên.

(3) Hợp tác với các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sinh vật cảnh.

6. Nhiệm vụ và quyền hạn

(1) Phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác của Học viện.

(2)Tổ chức thực hiện các chức năng được nêu tại Khoản 2 Điều 1 của Quyết định này.

(3) Thu thập, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cảnh (thực vật, động vật, động vật thủy sinh, đá cảnh, gỗ lũa và tĩnh vật cảnh) làm cảnh.

(4) Nghiên cứu nhân giống, kỹ thuật nuôi, trồng sinh vật cảnh có giá trị theo nhu cầu thị trường. Xây dựng, phát triển và chuyển giao mô hình sinh vật cảnh.

(5) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cấp chứng chỉ/chứng nhận về lĩnh vực sinh vật cảnh.

(6) Hỗ trợ hình thành và gắn kết với doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp Spin-off đặt tại Học viện để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa các sản phẩm của Viện.

(7) Chủ trì, tổ chức thực hiện các dự án trong nước, quốc tế về đào tạo và tập huấn thuộc lĩnh vực sinh vật cảnh.

(8) Chủ trì và phối hợp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp được giao theo đúng quy định của Nhà nước và Học viện.

(9) Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình sinh vật cảnh phù hợp tại các vùng sinh thái.

(10) Tư vấn kiến trúc phong cảnh và cảnh quan, quy hoạch thiết kế các mô hình sinh vật cảnh, sinh thái du lịch, cảnh quan công viên đường phố.

(11) Hợp tác với các đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu của xã hội về lĩnh vực sinh vật cảnh theo đúng quy định.

(12) Hợp tác, liên doanh, liên kết, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đạo tạo, bồi dưỡng và sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định.

7. Lĩnh vực hoạt động

Nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực sinh vật cảnh:

Thu thập, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cảnh (Thực vật, động vật, động vật thủy sinh) làm cảnh, nghiên cứu thiết kế cảnh quan, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng sinh vật cảnh, nghiên cứu thị trường và đào tạo tập huấn.

Ứng dụng KHCN chuyển giao các tiến bộ về lĩnh vực sinh vật cảnh

8. Tổ chức Viện Sinh vật cảnh

Tổ chức các Bộ môn hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ, bao gồm:

<1> Bộ môn Hoa cây cảnh

<2> Bộ môn Động vật cảnh

<3> Bộ môn Sinh vật cảnh thủy sinh

<4> Phòng thị trường, đào tạo và chuyển giao

<5> Phòng Hành chính – Kế toán