Với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt gần 9 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu nông sản, thủy sản ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc thâm canh hóa các mô hình nuôi và biến đổi khí hậu bất thường đã khiến vấn đề dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người nuôi.
Ngành Bệnh học thủy sản góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia
Theo Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thủy sản cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Điều này càng khẳng định nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Bệnh học thủy sản để phục vụ quản lý các mô hình nuôi, sức khỏe động vật thủy sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12/10/1956, là trường đại học đào tạo đa ngành, trường trọng điểm quốc gia. Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 kỹ sư, cử nhân, trên 10.000 thạc sỹ và hơn 600 tiến sỹ.
Ngành Bệnh học thủy sản cung cấp một chương trình đào tạo toàn diện, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để quản lý sức khỏe động vật thủy sản. Sinh viên sẽ được học cách chẩn đoán và xét nghiệm bệnh, áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả, đồng thời nắm vững kỹ năng quản lý và vận hành phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Chương trình học bao gồm kiến thức tổng quát về động vật thủy sản, quản lý môi trường và dịch bệnh, dược lý học thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến. Sinh viên cũng được đào tạo về kỹ thuật vận hành các công trình và trang thiết bị trong trang trại thủy sản, cũng như kiến thức về dinh dưỡng thức ăn cho tôm và cá.
Một tiết thực hành của sinh viên ngành Bệnh học thủy sản
Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng kinh doanh dịch vụ thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, mở ra cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam với mã trường HVN, mã nhóm ngành 02, tuyển sinh ngành Bệnh học thủy sản với đa dạng tổ hợp môn xét tuyển. Trường áp dụng nhiều phương thức xét tuyển linh hoạt, bao gồm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025, xét học bạ và xét tuyển kết hợp.
Đặc biệt, khi vào trường, sinh viên có cơ hội tham gia thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giống, thương phẩm, thuốc, chế phẩm và các trang thiết bị liên quan. Kỹ năng tiếng Anh và các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc và quản lý thời gian cũng được chú trọng phát triển.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Ngành Bệnh học thủy sản mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Họ có thể đảm nhận các vị trí quan trọng tại cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, góp phần vào công tác quản lý và phát triển ngành thủy sản. Ngoài ra, sinh viên có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu, đóng góp vào sự phát triển khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản cũng luôn chào đón những chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu rộng về bệnh học thủy sản. Đặc biệt, với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, sinh viên có thể tự khởi nghiệp, trở thành chủ doanh nghiệp kinh doanh, tư vấn và quản lý bệnh thủy sản, thức ăn thủy sản, thuốc và vật tư thú y thủy sản, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.
Giảng viên, sinh viên tham gia hội thảo quốc tế về bệnh thủy sản
Với mức lương khởi điểm từ 15-20 triệu đồng/tháng và cơ hội thăng tiến lên 40-50 triệu đồng/tháng sau 5-6 năm kinh nghiệm, ngành Bệnh học thủy sản hứa hẹn mang đến một tương lai tươi sáng cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tự hào sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo từ các nước có nền khoa học tiên tiến, đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu hàng đầu. Cơ sở vật chất hiện đại với phòng thí nghiệm tiên tiến, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thuốc và chế phẩm, cùng diện tích ao hồ lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hành và nghiên cứu.
Học viện có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với hơn 40 doanh nghiệp thủy sản, mang đến cơ hội thực tập và việc làm phong phú cho sinh viên. Hàng năm, nhiều doanh nghiệp đến tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, trao học bổng và trả lương ngay trong quá trình thực tập, thậm chí nhận sinh viên vào làm việc chính thức mà không cần qua thử việc.
Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh và biến đổi khí hậu, ngành Bệnh học thủy sản nổi lên như một lĩnh vực then chốt, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo vệ và phát triển bền vững ngành. Với chương trình đào tạo toàn diện, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMHỘI ĐỒNG TUYỂN SINH ĐÀO TẠOTRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2025__________________Số: 98/TB-HVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc________________________Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2025
THÔNG BÁO
Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2025
Căn cứ Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ;
Căn cứ Quyết định số 5005/QĐ-HVN ngày 19/10/2021 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Học viện) thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2025 như sau:
1. Ngành và định hướng đào tạo
1. 1. Các ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng
Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Kế toán, Khoa học cây trồng, Khoa học môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Quản lý kinh tế, Quản lý đất đai, Quản trị kinh doanh, Thú y, Công nghệ thực phẩm, Nuôi trồng thuỷ sản.
1.2. Ngành chỉ đào tạo theo định hướng nghiên cứu
Di truyền và chọn giống cây trồng.
1.3. Ngành chỉ đào tạo theo định hướng ứng dụng
Chăn nuôi – Thú y.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh
Căn cứ vào năng lực đào tạo chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành như sau:
TT
Mã ngành
Tên ngành
Chỉ tiêu
1
8620112
Bảo vệ thực vật
40
2
8620105
Chăn nuôi
40
3
8620106
Chăn nuôi – Thú y
50
4
8420201
Công nghệ sinh học
40
5
8540101
Công nghệ thực phẩm
50
6
8620111
Di truyền và chọn giống cây trồng
36
7
8340301
Kế toán
40
8
8620110
Khoa học cây trồng
48
9
8440301
Khoa học môi trường
40
10
8620115
Kinh tế nông nghiệp
50
11
8620301
Nuôi trồng thủy sản
40
12
8620116
Phát triển nông thôn
30
13
8850103
Quản lý đất đai
80
14
8310110
Quản lý kinh tế
250
15
8340101
Quản trị kinh doanh
75
16
8640101
Thú y
80
Tổng
989
Chỉ tiêu giữa các đợt phân bổ như sau: Đợt 1: 70%; Đợt 2: Tổng chỉ tiêu – số thực tuyển đợt 1
3. Hình thức và thời gian đào tạo
3.1. Hình thức đào tạo
– Hình thức đào tạo chính quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng.
– Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng.
3.2. Thời gian đào tạo
– Thời gian đào tạo của chương trình 60 tín chỉ là 2 năm theo hình thức chính quy và 2,5 năm theo hình thức vừa làm vừa học.
Lớp học chỉ được mở khi có 5 học viên trở lên. Trong trường hợp lớp học ít hơn 5 học viên, kết quả trúng tuyển được bảo lưu sang học kỳ tiếp theo.
4. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
4.1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu; văn bằng giáo dục đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
4.2. Ngành phù hợp
Ngành phù hợp được nêu tại khoản 1 mục này là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ; Học viện quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển. Đối với các ngành quản trị và quản lý, đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
4.3. Ứng viên đáp ứng yêu cầu quy định đủ điều kiện xét tuyển khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc các chương trình đào tạo chất lượng cao của Học viện Nông nghiệp Việt Nam; hoặc chương trình tiên tiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Học viện Nông nghiệp Việt Nam cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 2 của Thông báo này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hoặc công nhận, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
d) Người dự tuyển được xét đạt trình độ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 trở lên trong kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào với định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.
5. Phạm vi tuyển sinh: Trong và ngoài nước.
6. Phương thức tuyển sinh:
– Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
Chỉ tiêu xét tuyển của Học viện được xác định theo các phương thức như sau: Phương thức xét tuyển 1 là 50%; Phương thức xét tuyển 2 là 50%. Học viện sẽ điều chỉnh chỉ tiêu giữa các phương thức từ 20% – 30% để đáp ứng nhu cầu học tập của người học đối với từng ngành đào tạo.
Phương thức 1.Xét tuyển dựa trên đánh giá hồ sơ:
– Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi ngành đúng và ngành phù hợp;
– Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại khá ngành đúng và ngành phù hợp có chứng nhận giải thưởng NCKH cấp Bộ trở lên, hoặc có ít nhất 01 bài báo khoa học ISI/ Scopus/ bài báo nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tính điểm.
– Thời gian tính từ ngày ký văn bằng tốt nghiệp hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tối đa là 24 tháng.
Học viện xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung tích lũy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Phương thức 2. Xét tuyển dựa trên đánh giá hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn:
– Hình thức đánh giá: Đối với ứng viên có hồ sơ đủ điều kiện, kết quả đánh giá thông qua bài luận và phỏng vấn trực tiếp.
– Thang điểm xét tuyển: 100 điểm.
Học viện xét tuyển dựa trên tổng điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
b) Bài luận dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ (với phương thức xét tuyển dựa trên đánh giá hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn)(Phụ lục 4);
c) Sơ yếu lý lịch (dán ảnh) có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương (Phụ lục 5);
d) Bản sao công chứng các văn bằng và bảng điểm bậc đại học, cao đẳng và thạc sĩ (nếu có) (2 bộ);
đ) Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học (nếu có);
e) Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
g) Căn cước công dân (bản sao);
g) 02 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh) và 02 phong bì có dán tem ghi địa chỉ nhận giấy báo và số điện thoại liên lạc.
8. Thời gian tuyển sinh, địa điểm nộp hồ sơ, lệ phí tuyển sinh
8.1. Thời gian tuyển sinh
TT
Nội dung
Đợt 1
Đợt 2
1
Nhận hồ sơ xét tuyển
Từ ngày 20/01/2025 đến ngày 10/05/2025
Từ ngày 02/06/2025 đến ngày 15/10/2025
2
Đánh giá năng lực Tiếng Anh*
Ngày 23,24/05/2025
Ngày 24,25/10/2025
3
Phỏng vấn trực tiếp theo tiểu ban chuyên môn
25/05/2025
26/10/2025
* Đối với thí sinh chưa có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo Mục 4.3
8.2. Địa điểm nộp hồ sơ
– Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội
– Đăng ký học bổ sung Tiếng Anh đầu vào và đầu ra, chi tiết liên hệ ThS. Vũ Thị Khánh Toàn, ĐT/Zalo: 0977-311-338 / 024-6261-7519.
9. Lệ phí tuyển sinh và học phí:
– Lệ phí tuyển sinh:
+Xét tuyển dựa trên đánh giá hồ sơ: 500.000 đồng/người dự tuyển.
+ Xét tuyển dựa trên đánh giá hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn: 1.300.000 đồng/ người dự tuyển.
– Lệ phí ôn thi và thi tiếng anh đầu vào: 1.200.000 đồng/người dự tuyển (trong đó, lệ phí ôn thi: 600.000 đồng/người dự tuyển; lệ phí thi: 600.000 đồng/người dự tuyển).
– Người dự tuyển nộp vào tài khoản của Học viện như sau:
Đơn vị hưởng: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Số tài khoản: 126 000 000 442
Mở tại: Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Chương Dương
Nội dung: Họ tên thí sinh_LPTS2024_nganh xet tuyen_SĐT
(Ví dụ: Hoang Thi Loan_LPTS2024_CNSH_0912345xxx)
– Tùy thuộc vào ngành và chương trình đào tạo, học phí tính theo tín chỉ năm 2024-2025 của Học viện như sau:
+ Đối với học viên là người Việt Nam: 800.000đ/tín chỉ
+ Đối với LHS Lào và Campuchia: 1.600.000 đ/tín chỉ
+ Đối với LHS các nước khác: 2.000.000 đ/tín chỉ.
10. Học bổ sung kiến thức
– Đối với người dự tuyển phải học bổ sung kiến thức theo quy định tại khoản 4.2 Mục 4, khi đăng ký học bổ sung kiến thức phải nộp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học có công chứng để đối chiếu các môn cần học bổ sung. Lịch học các học phần bổ sung được thông báo trên trang web http://daotao.vnua.edu.vn/.
– Học phí đối với các học phần bổ sung kiến thức: 493.000 đ/tín chỉ/người học với điều kiện môn học có 8 người trở lên, trường hợp môn học có dưới 8 người thì học phí mỗi người được tính theo công thức: (3.451.000đ * số tín chỉ)/số người học.
Học viện sẽ thông báo kết quả tuyển sinh trên trang web www.vnua.edu.vn hoặc http://daotao.vnua.edu.vn/. Chi tiết liên hệ ThS. Vũ Thị Khánh Toàn, Ban Quản lý đào tạo, Tòa nhà Trung tâm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.
a) Đối tượng ưu tiên: (1) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; (2) Con liệt sĩ; (3) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; (4) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên, người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh trình độ đại học hiện hành; (5) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
b) Mức ưu tiên: Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 5 điểm (thang điểm 100) vào tổng điểm xét tuyển.
12. Điều kiện, môi trường học tập và các hoạt động hỗ trợ học viên
12.1. Chính sách học bổng và hỗ trợ tài chính
– Học viên có cơ hội nhận học bổng từ các đề tài/ dự án của Học viện và các tổ chức hợp tác quốc tế.
– Học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Ø Học bổng với giá trị là 30% học phí của năm học đầu tiên nếu nhập học trong thời gian 0-6 tháng sau khi tốt nghiệp (trường hợp sau khi nhập học, học viên bảo lưu 01 năm thì giá trị học bổng là 18% học phí năm đầu tiên);
Ø Học bổng với giá trị là 20% học phí của năm học đầu tiên nếu nhập học trong thời gian 06-12 tháng sau khi tốt nghiệp;
Ø Học bổng với giá trị là 15% học phí của năm học đầu tiên nếu nhập học trong thời gian 12-24 tháng sau khi tốt nghiệp.
12.2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ, viên chức
Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Gần 100 giảng viên được phong hàm giáo sư, phó giáo sư; hơn 360 giảng viên có học vị tiến sĩ; nhiều giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, giải thưởng Kovalevskaya,… Đặc biệt, trên 90% giảng viên của Học viện được đào tạo ở các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan…
Học viện có khuôn viên rộng, xanh, sạch, đẹp nhất Thủ đô với diện tích gần 200ha và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, gồm: gần 170 phòng học thông minh, 52 phòng thí nghiệm (trong đó có 6 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO), 82 mô hình khoa học công nghệ….. Đặc biệt, Học viện thành lập Trung tâm Nghiên cứu xuất sắc và Đổi mới sáng tạo với 20 phòng nghiên cứu hiện đại, chuyên sâu, đây là nơi hoạt động của các nhóm Nghiên cứu tinh hoa, Nghiên cứu xuất sắc, Nghiên cứu mạnh với mục tiêu tạo ra các sản phẩm đột phá cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thư viện của Học viện có gần 30.000 đầu sách, tạp chí và kết nối với thư viện của nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới; có khu ký túc xá dành riêng cho học viên cao học, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho gần 300 học viên; khu liên hợp thể thao đa dạng với hệ thống sân cỏ nhân tạo, phòng tập gym, hệ thống sân golf.
Nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển tri thức tại các học viện. Đối với học viên cao học, nghiên cứu khoa học không chỉ là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo mà còn là cơ hội để rèn luyện tư duy phản biện, phát triển kỹ năng nghiên cứu và đóng góp vào kho tàng tri thức của ngành học. Với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, có năng lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu từ các trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới, Học viện khuyến khích học viên tham gia các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp bộ, và hợp tác với giảng viên trong các dự án khoa học thực tiễn.
Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế cũng là một trong những yếu tố cốt lõi giúp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Thông qua các chương trình hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trên thế giới, Học viện tạo điều kiện cho học viên tiếp cận với kiến thức mới, công nghệ hiện đại, và phương pháp nghiên cứu tiên tiến. Các học viên có cơ hội tham gia hội thảo quốc tế, giao lưu học thuật và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu.
Nhờ vào việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Học viện không chỉ tạo nền tảng phát triển cho học viên cao học mà còn góp phần khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu toàn cầu.
Ngày 2/3/2025, học sinh và phụ huynh của nhiều trường THPT trên địa bàn TP Hải Phòng có mặt tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp với hàng loạt nội dung hấp dẫn, sinh động, thiết thực, hữu ích.
Ngày hội do Vụ Giáo dục đại học, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Thành Đoàn Hải Phòng và Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.Pause00:0000:1900:33Mutehttps://imasdk.googleapis.com/js/core/bridge3.687.1_en.html#fid=goog_554896995Powered by GliaStudioclose
Gian tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ngày 2/3/2025 tại Trường Đại học Hàng hải thu hút đông học sinh quan tâm.Học sinh rất hào hứng với gian tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt NamHọc sinh được đón tiếp rất niềm nở từ xa.
Đây là năm thứ 23 của Chương trình Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp Báo Tuổi trẻ và lần thứ 12 diễn ra tại Hải Phòng với gần 130 gian tư vấn trong khuôn khổ ngày hội.
Với bảng thông báo nhóm ngành, ngành xét tuyển, những sản phẩm trưng bày với nhiều chương trình với những phần quà hấp dẫn, gian hàng tuyển sinh – hướng nghiệp của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã thu hút đông lượng học sinh và phụ huynh học sinh trên địa bàn TP Hải Phòng quan tâm, tìm hiểu và muốn được tư vấn.
Học sinh rất hào hứng tiếp nhận thông tin.Phụ huynh quan tâm tới ngành nghề ở gian tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt NamCác em học sinh được cung cấp và hướng dẫn thông tin khi tham gia ngày hội hướng nghiệp.Em Đặng Thị Thanh Hương, học sinh Trường THPT Thái Phiên quan tâm đến nhiều ngành đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.Sự tươi tắn, nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt của người tư vấn quầy tư vấn Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Em Đặng Thị Thanh Hương, học sinh Trường THPT Thái Phiên chia sẻ, em có năng lực tiếng Anh tốt nên mong muốn theo học ngành Luật hoặc ngôn ngữ Anh; muốn phát huy thế mạnh của bản thân để đạt được học bổng và đi du học. Việc đạt được học bổng giúp em giải quyết vấn đề học phí và có cơ hội mở rộng môi trường giao tiếp, học tập. Chính vì vậy, em trao đổi, hỏi rất kỹ và rất sâu để có hướng phấn đấu trong quá trình học tập, thực hiện ước mơ.
Thanh Hương cũng cho biết thêm, ghé gian hàng Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, em thấy rất ấm áp vì sự tư vấn nhiệt tình với gương mặt tươi tắn lúc nào cũng thường trực nụ cười trên môi từ các giảng viên, sinh viên của Học viện. Qua việc đặt câu hỏi và được tư vấn, Hương gia tăng thêm được nhiều kiến thức cũng như sự tự tin trong quá trình quyết định lựa chọn của bản thân.00:01:01
Học sinh nô nức ngày hội hướng nghiệp tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng).
Em Phạm Phương Thảo, lớp 12, Trường THPT Quang Trung cũng rất háo hức tham gia ngày hội nêu trên. Phương Thảo dẫn cả em trai tham gia vào gian hàng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phương Thảo cho biết, em định hướng theo chuyên ngành kinh tế. Lướt qua các gian tư vấn em thấy Học viện Nông nghiệp Việt Nam với ngành nghề vô cùng đa dạng nên rất quan tâm tìm hiểu, đồng thời muốn cho em trai đang học cấp 2 đi trải nghiệm cùng, nghe cùng để có sự hình dung cho thời gian của tương lai ở thời điểm như em ở hiện tại.
Chị Phạm Thị Hồng Giang đồng hành cùng con trong ngày hội chia sẻ, con gái chị năm nay học lớp 12 Trường THPT Hàng hải. Gian tư vấn, tuyển sinh – hướng nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu hút sự quan tâm của mẹ con chị bởi sự nhiệt tình của người tư vấn, nhóm ngành nghề đa dạng, những sản phẩm trưng bày trực tiếp tại điểm tư vấn do chính Học viện làm ra, …
Học sinh tham gia quay số may mắn tại quầy tư vấn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.ThS. Nguyễn Trọng Tuynh – Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ công chúng và Hỗ trợ sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (thứ 3 từ phải sang) tặng quà cho các bạn học sinh Hải Phòng.
ThS. Nguyễn Trọng Tuynh – Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ công chúng và Hỗ trợ sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, tại sự kiện nêu trên, các bạn học sinh đến tham quan gian hàng khoa học công nghệ của Học viện với các sản phẩm: tảo xoắn, đông trùng hạ thảo, viên uống sáng da…; tham gia trò chơi bốc thăm may mắn với nhiều phần quà hấp dẫn. Đặc biệt, học sinh sẽ được cán bộ, viên chức giàu kinh nghiệm của Học viện tư vấn các thông tin về tuyển sinh, học bổng, cơ hội việc làm… mang đến nhiều thông tin bổ ích về các ngành học, cơ hội nghề nghiệp và những học bổng hấp dẫn dành cho tân sinh viên.
Năm 2025, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh 7.289 chỉ tiêu với 43 chương trình đào tạo tiêu chuẩn và 6 chương trình quốc tế (dạy và học bằng tiếng Anh). Hàng năm, Học viện trao khoảng 60 tỷ đồng học bổng cho sinh viên. Bên cạnh đó, Học viện cũng hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để tìm kiếm việc làm cho sinh viên, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp Học viện là trên 97%.
Một số sản phẩm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trưng bày tại ngày hội hướng nghiệp tổ chức ở Hải Phòng.Sản phẩm mật ong và phấn hoa của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện nay trên không gian mạng có những thông tin tư vấn tuyển sinh không chính thống xuất hiện tràn lan khiến học sinh và phụ huynh “ngợp”, không biết đâu là thông tin chính xác.
Từ thực tế này, chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp lại càng trở nên cấp thiết, như “bộ lọc thông tin” cung cấp kiến thức chính thống, chính thức đến thí sinh. Tại ngày hội hướng nghiệp, các em có thể tìm hiểu thông tin du học, chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở các trường trong nước và nước ngoài.
Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp trực tiếp góp phần giải đáp thắc mắc, băn khoăn trong việc chọn ngành học, chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân học sinh và điều kiện kinh tế gia đình, góp phần giảm dần tỉ lệ sinh viên thôi học giữa chừng, chuyển trường vì học sai ngành, sai trường gây tốn kém thời gian và tiền của gia đình, xã hội.
TS. Nguyễn Hữu Vạn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Đến dự có TS. Nguyễn Hữu Vạn Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, đại diện Bộ NN&PTNT, Viện nghiên cứu rau quả có PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng Viện Trưởng, PGS.TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện Trưởng, lãnh đạo Trung trâm nghiên cứu và phát triển Hoa, cây cảnh, đại diện Hội làm vườn Việt Nam, Hội SVC Tp Hà Nội, Hội SVC Bắc Ninh, lãnh đạo xã Xuân Quan, Phụng Công huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, các nhà vườn SVC tại Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh đại diện cho khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo Chủ tịch Hội SVC Việt Nam TS. Nguyễn Hữu Vạn nhấn mạnh Quyết định số 4081/QĐ-BNN-TT là căn cứ quan trọng để ngành Sinh vật cảnh thực hiện bước phát triển theo định hướng của Bộ NN&PTNT, để có được Quyết định này là sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội SVC Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Để hiện thực hóa các mục tiêu cụ thể của Quyết định 4081 cần sự chung tay của các cấp Hội, các nhà vườn, hội viên, cần xây dựng kế hoạch cụ thể mới có thể đảm bảo thực hiện thành công.
“Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành hoa, cây cảnh giai đoạn 2022 – 2030 đạt khoảng 6 – 8%/năm. Giá trị sản xuất hoa, cây cảnh năm 2025 đạt khoảng 50 – 55 nghìn tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 70 – 75 nghìn tỷ đồng. – Giá trị xuất khẩu sản phẩm hoa, cây cảnh năm 2025 đạt khoảng 130 – 150 triệu USD; đến năm 2030 đạt khoảng 180 – 200 triệu USD. – Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng hoa, cây cảnh đạt bình quân khoảng 700 – 750 triệu đồng/năm. – Phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 130 – 150 làng nghề hoa, cây cảnh được cấp có thẩm quyền công nhận” trích mục tiêu của quyết định 4081.
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của đất nước rất nhanh, diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp nói chung và đất dành cho phát triển hoa, cây cảnh bị thu hẹp. Nhu cầu các sản phẩm SVC phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng tăng, nhưng chúng ta sản xuất SVC nói chung hoa và cây cảnh nói riêng còn rất khiêm tốn.
TS. Nguyễn Văn Tỉnh Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Hoa, Cây cảnh – Bộ Nông nghiệp báo cáo thực trạng về phát triển hoa cây cảnh của Việt Nam
Quy mô, diện tích trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam tăng trưởng qua các năm về diện tích, số lượng và giá trị.
Chỉ tiêu
Năm2000
Năm2005
Năm2010
Năm2015
Năm2021
Tổng diện tích (ha)
6.800
11.600
22.200
36.278
49.000
Giá trị sản lượng (Tỷ.đ)
850
1.856
4.884
15.252
37.900
Giá trị thu nhập TB (Tr.đ/ha/năm)
125
160
220
280
350
Mức tăng diện tích so với 2000 (lần)
1.0
1.7
3.3
3.9
6.6
Mức tăng giá trị sản lượng so với 2000 (lần)
1.0
2.2
5.7
15.4
17.6
Số lượng củ Lily từ Hà Lan xuất khẩu sang các nước (từ 2014-2018)
ĐVT: triệu củ – (Nguồn Hiệp hội hoa Hà Lan 4-2019)
Quốc gia
2014
2015
2016
2017
2018
Australia
0
31,342
45,702
42,002
30,705
Belarus
0
862
478
810
511
Brazil
0
680
20,583
19,361
21,422
Canada
0
12,352
14,596
13,451
15,881
Chili
0
49,675
74,841
54,111
53,964
China
0
242,291
256,551
280,959
269,534
Colombia
0
49,646
68,138
77,007
79,894
Costa Rica
0
43,589
45,528
41,910
38,764
Ecuador
0
26,251
30,640
30,484
33,132
India
0
21,941
26,404
25,704
25,379
Iran
0
8,034
9,090
10,340
8,591
Israel
0
9,833
10,726
8,572
9,845
Japan
0
74,000
83,794
82,103
75,081
Mexico
0
106,495
119,645
117,737
122,195
New Zealand
0
16,119
12,731
10,160
12,394
Norway
0
3,055
3,309
2,654
2,461
Ukraine
0
572
1,028
722
1,778
Other countries
0
54,867
53,634
55,997
58,157
Pakistan
0
48
106
33
170
Russian Federation
0
10,412
9,259
9,073
6,040
Taiwan
0
46,650
41,314
50,321
47,991
Turkey
0
4,939
4,195
3,863
3,664
Mỹ
0
113,500
131,489
134,013
126,978
Việt Nam
0
98,042
113,033
123,040
149,777
South Africa
0
9,554
12,880
11,595
11,115
South Korea
0
13,114
12,978
13,991
13,647
1,047,863
1,202,672
1,220,013
1,219,070
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng về nhập khẩu hoa lan lớn nhất từ Đài Loan, với giá trị nhập khẩu tăng trưởng rất nhanh, tiếp theo đó là Braxin, Canada, Hàn Quốc nhưng giá trị nhập khẩu thấp hơn nhiều Việt Nam
(Trích báo cáo của Trung tâm nghiên cứu phát triển Hoa và Cây cảnh được trình bày tại Hội thảo)
Hàng năm, chúng ta đang phải nhập rất nhiều loại hoa và cây cảnh từ nước ngoài về phục vụ cho đời sống ngày càng cao của nhân dân. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại hai xã Xuân Quang và Phụng Công huyện Văn Giang nhập các loại Hoa của các doanh nghiệp và nhà vườn từ thị trường Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan phục vụ cho dịp tết Nguyên Đán hàng năm từ 800 – 1.000 tỷ đồng (chủ yếu phân phối về thị trường Tp Hà Nội và một số tỉnh lân cận).
Xuân Quan là một trong những làng nghề sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh rất lớn phục vụ cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận
TS. Phan Huy Thông Phó Chủ tịch TT Hội Làm vườn Việt Nam tại Hội thảo
Để đánh giá đúng thực trạng về ngành SVC nói chung; Cây cảnh, hoa cảnh nói riêng cần có báo cáo đánh giá đúng hơn, sát với thực tiễn hơn. Đặc biệt đối với lĩnh vực cây cảnh, có nhiều cây cảnh đang giao dịch trong nhân dân với giá trị rất cao, tuy nhiên chúng ta chưa có con số đánh giá nào cụ thể, ngay cả trong Bộ NN&PTNT cũng chưa có bảng thống kê hay chỉ tiêu đánh giá theo phát biểu của TS. Phạm Huy Thông Phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam.
Chủ tịch Hội SVC huyện Văn Giang phát biểu tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, lãnh Hội SVC huyện Văn Giang, lãnh đạo xã Xuân Quan cho biết đã xuất hiện dư thừa một số chủng loại cây cảnh, hoa cảnh mà nhà vườn, doanh nghiệp không bán được, cần có sự định hướng của các cấp, của ngành nông nghiệp, Hội Sinh vật cảnh để cho sự phát triển SVC nói chung, cây cảnh, hoa cảnh nói riêng một cách bền vững.
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMHỘI ĐỒNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2025_____________________Số: 169 /TB-HVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc_____________________Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2025
I. THÔNG TIN CHUNG
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, mã trường HVN), là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ xã hội. Các chương trình đào tạo của Học viện luôn được đổi mới, hội nhập quốc tế, nhiều chương trình đào tạo đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế AUN-QA; Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp trong những năm gần đây luôn lớn hơn 97%, nhiều cựu sinh viên đã là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhiều tỉnh thành, các cơ quan trung ương và nhiều doanh nghiệp lớn.
Học viện vinh dự được đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và giao nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức và sinh viên Học viện. Vượt qua bao khó khăn cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Học viện đã vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Với triết lý giáo dục Rèn Luyện Hun Đúc Nhân Tài, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, tiếng Anh, tin học, Học viện còn trang bị cho sinh viên các kiến thức về kỹ năng mềm như Kỹ năng khởi nghiệp, Kỹ năng hội nhập quốc tế, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng quản lý… và nhiều kỹ năng mềm khác, phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đóng tại Hà Nội trên diện tích gần 200 ha, là nơi có giao thông, điều kiện sống và sinh hoạt thuận lợi. Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2025, Học viện dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy như sau:
II. NHÓM NGÀNH/NGÀNH VÀ TỔ HỢP XÉT TUYỂN
2.1. Chương trình đào tạo tiêu chuẩn
Ghi chú: Môn 1 là môn có vị trí đầu tiên trong các tổ hợp xét tuyển trên và được nhân hệ số 2 để tính điểm xét tuyển cho tất cả các phương thức; * Học viện có thể điều chỉnh nhưng không vượt quá chỉ tiêu đào tạo tối đa theo quy định để đáp ứng nhu cầu người học.
2.2. Chương trình quốc tế (dạy và học bằng tiếng Anh)
Ghi chú: Môn 1 là môn có vị trí đầu tiên trong các tổ hợp xét tuyển trên và được nhân hệ số 2 để tính điểm xét tuyển cho tất cả các phương thức; Với các chương trình dạy bằng tiếng Anh, sau khi sinh viên nhập học, Học viện sẽ tiếp tục xét tuyển trong số sinh viên trúng tuyển nhập học từ các ngành có cùng tổ hợp xét tuyển.
III. ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN
Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh của Học viện.
IV. PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
1. Phương thức 1:
a) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT
Học viện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học viện nhận vào học có điều kiện đối với những trường hợp dưới đây:
(1) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ hoặc thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhận vào học các ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp và Thủy sản và các nhóm ngành khác khi có học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT.
(2) Thí sinh là người nước ngoài hoặc thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt (hoặc Tiếng Anh đối với các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
b) Xét tuyển thẳng học sinh giỏi THPT và có thành tích vượt trội
* Đối tượng 1: Học sinh giỏi ít nhất 1 kỳ và có một trong các thành tích vượt trội trong các cuộc thi chọn học sinh giỏi sau đây:
– Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh THPT cấp tỉnh, thành phố;
– Thuộc đội tuyển cấp tỉnh/thành phố (trực thuộc trung ương) hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT hoặc cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (NCKHKT) quốc gia dành cho học sinh THPT (gọi chung là Thuộc đội tuyển thi HSG)
* Đối tượng 2: Học sinh giỏi ít nhất 1 kỳ và có một trong các thành tích vượt trội trong vòng 02 năm tính đến ngày 01/6/2025 như sau:
– Kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên
– Kết quả kỳ thi SAT đạt từ 1200 điểm trở lên
– Kết quả kỳ thi ACT đạt từ 25 điểm trở lên.
* Đối tượng 3: Học sinh giỏi ít nhất 2 kỳ và đạt 90 điểm trở lên trong kỳ thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025.
* Nguyên tắc ưu tiên xét trúng tuyển
Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 3 đối tượng xét tuyển thẳng học sinh giỏi THPT và có thành tích vượt trội trên. Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 02 nguyện vọng (NV) tương ứng 02 nhóm ngành đào tạo. Nếu số lượng đăng ký vượt chỉ tiêu theo quy định, Học viện sẽ xét trúng tuyển theo các tiêu chí ưu tiên tương ứng với từng nhóm đối tượng như sau:
– Đối tượng 1: Điểm quy đổi thành tích vượt trội trong các cuộc thi chọn học sinh giỏi như sau:
Thành tích vượt trội
Điểm quy đổi
Thuộc đội tuyển thi HSG
7
Giải Ba (Giải đồng)
8
Giải Nhì (Giải Bạc)
9
Giải Nhất (Giải Vàng)
10
Thí sinh chọn 1 trong các thành tích vượt trội tại các cuộc thi chọn học sinh giỏi để tham gia xét tuyển
– Đối tượng 2: Điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, điểm kết quả kỳ thi SAT, ACT.
– Đối tượng 3: Điểm kỳ thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025
2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện)
a) Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi (môn thi) với thang điểm 10 theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 30) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Học viện sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
b) Cách tính điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn 1 * 2 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó: (Điểm thi môn 1 * 2 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3) được quy đổi về thang điểm 30 trước khi cộng điểm ưu tiên.
Đối với các tổ hợp xét tuyển có môn thi tiếng Anh. Nếu thí sinh không có điểm thi môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhưng có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS thì được quy đổi điểm để tham gia xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:
Bảng quy đổi điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.0 trở lên thành điểm xét tuyển THPT
TT
Điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS
Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh
1
4.0
6.0
2
4.5
7.0
3
5.0
8.0
4
5.5
9.0
5
6.0 trở lên
10
3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)
a) Điều kiện xét tuyển:
Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 30) cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 21-24 điểm trở lên.
b) Cách tính điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó: ĐTBcn là điểm trung bình cả năm; (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) được quy đổi về thang điểm 30 trước khi cộng điểm ưu tiên
c) Nguyên tắc xét tuyển
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 02 nguyện vọng (NV) tương ứng 02 nhóm ngành đào tạo; Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển theo mức từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu còn lại của từng nhóm ngành của phương thức này. Đối với các thí sinh có điểm bằng nhau xét tuyển ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành trong thời gian học tập theo quy định.
4. Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp
a. Điều kiện và cách tính điểm xét tuyển
* Tiêu chí 1: Xét tuyển theo tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 20) và điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên. Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-24 điểm trở lên tùy ngành.
Điểm xét tuyển = (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) + Điểm quy đổi điểm tiếng Anh + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: ĐTBcn là điểm trung bình cả năm; (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) được quy đổi về thang điểm 20.
Bảng quy đổi điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS
TT
Điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS
Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh
1
5.0
8.0
2
5.5
9.0
3
6.0 trở lên
10
* Tiêu chí 2: Xét tuyển theo tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 20) và kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025 từ 70 điểm trở lên, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-24 điểm trở lên tùy ngành.
Điểm xét tuyển = (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025 về thang điểm 10 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: ĐTBcn là điểm trung bình cả năm; (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) được quy đổi về thang điểm 20.
Điểm kỳ thi KTCN và KMST VNUA 2025
Điểm quy đổi về thang điểm 10
70 – 74
6
75 – 79
7
80 – 84
8
85 – 89
9
90 trở lên
10
Để có cơ hội cộng điểm khi xét tuyển đại học và cơ hội nhận học bổng toàn phần (trong cả khóa học), thí sinh đăng ký nhận thông tin cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2025 (Mục 5.1).
* Tiêu chí 3: Xét tuyển theo tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (trong đó môn 1 nhân hệ số 2, tổng điểm được quy về thang điểm 20) và kết quả kỳ thi ACT từ 13 điểm trở lên và SAT từ 800 điểm trở lên, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Tiêu chí này điểm nộp hồ sơ xét tuyển phải đạt từ 21-24 điểm trở lên tùy ngành.
Điểm xét tuyển = (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) + Điểm quy đổi kết quả kỳ thi SAT/ACT quy đổi về thang điểm 10 + điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó: ĐTBcn là điểm trung bình cả năm; (ĐTBcn môn 1 * 2 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3) được quy đổi về thang điểm 20.
ACT
SAT
Điểm quy đổi về thang điểm 10
13 – 15
800 – 899
6
16 – 18
900 – 999
7
19 – 21
1000 – 1099
8
22 – 24
1100 – 1199
9
25 điểm trở lên
1200 điểm trở lên
10
b. Nguyên tắc xét tuyển
– Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 3 tiêu chí xét tuyển kết hợp trên.
– Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 02 nguyện vọng (NV) tương ứng 02 nhóm ngành đào tạo. Học viện xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Ghi chú:
– Ngưỡng đảm bảo chất lượng của khối ngành Sư phạm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GĐ&ĐTđối với tất cả các phương thức xét tuyển.
– Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.
– Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định
Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
V. THỜI GIAN VÀ HỒ SƠ XÉT TUYỂN
5.1. Đăng ký ôn thi kiến thức công nghệ khởi nghiệp
– Đợt 1: Từ 15/2/2025 đến 15/4/2025, thời gian thi dự kiện vào 25-30/4/2025.
Học viện có chính sách học bổng đa dạng nhằm khuyến khích học tập, hỗ trợ sinh viên tài năng và giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, Học viện còn hợp tác với nhiều doanh nghiệp và cung cấp cơ hội du học quốc tế cho sinh viên xuất sắc. Thí sinh đăng ký để nhận được các thông tin tư vấn đối với Tân sinh viên khóa 70 của Học viện như sau:
a. Phương thức 1 (Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 2 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025).
Thời gian xét tuyển được thực hiện theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
* Đối với tuyển thẳng có điều kiện (xét tuyển sớm)
TT
Nội dung
Đợt 1
1
Nhận hồ sơ xét tuyển
01/05 – 20/06/2025
2
Thông báo kết quả xét tuyển
25 – 28/06/2025
b. Phương thức 3 (Xét học bạ) và Phương thức 4 (Xét tuyển kết hợp)
TT
Nội dung
Đợt 1 (xét tuyển sớm)
Đợt 2
1
Nhận hồ sơ xét tuyển
01/05 – 20/06/2025
25/06 – 30/07/2025
2
Thông báo kết quả xét tuyển
25 – 28/06/2025
Cùng đợt xét tuyển của Bộ Giáo dục và đào tạo
Thí sinh là người nước ngoài được xét tuyển thẳng khi đạt hồ sơ và điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển theo quy định.
Học viện sẽ công bố thời gian xác nhận nhập học/nhập học đối với thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trong Giấy báo đủ điều kiện trúng tuyển đăng tải thông tin trên website:
Thí sinh điền thông tin vào Phiếu đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến theo mẫu của Học viện. Học viện sẽ kiểm tra và đối chiếu thông tin trên Phiếu với hồ sơ gốc của thí sinh sau khi thí sinh làm thủ tục nhập học.
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 1 (Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 2 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT): Đăng ký xét tuyển theo mẫu phiếu và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 1 tuyển thẳng đối với học sinh giỏi và có thành tích vượt trội thì đăng ký theo mẫu phiếu: PHIÊU TT
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 3 (Xét học bạ) thì đăng ký theo mẫu phiếu: PHIẾU HB
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 4 (Xét kết hợp) thì đăng ký theo mẫu phiếu: PHIẾU KH
5.4. Học phí, lệ phí và cách thức nộp hồ sơ
• Học phí được thực hiện theo lộ trình và quy định của Nhà nước (Phụ lục 1).
• Lệ phí xét tuyển: 50.000đ/hồ sơ xét tuyển.
• Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:
+ Trực tiếp tại Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Tầng 1, Tòa nhà Trung tâm);
+ Chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.
VI. ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN
1. Hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm
Học viện đã hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp (Công ty CP Tập đoàn Pan Group, Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed, Công ty CP CodeLovers Việt Nam, Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty CP Thực phẩm Đồng Giao, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Sunjin Việt Nam,…) để bố trí việc làm cho sinh viên. Hàng năm, Học viện tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của từ 60 đến 100 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho từ 4.000 đến 6.000 sinh viên. Theo kết quả khảo sát, trên 97% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp.
Học viện dành gần 30 tỷ đồng/1 năm để cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên có kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạt từ loại khá trở lên. Ngoài ra, Học viện hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp để cấp gần 3 tỷ đồng/1 năm học bổng tài trợ cho sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong năm 2025, Học viện dành gần 1.800 suất học bổng chào đón tân sinh viên khóa 70 với tổng giá trị gần 30 tỷ đồng, trong đó có 03 suất học bổng du học nước ngoài tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Tây Nam, Trung Quốc.
Học viện có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Gần 100 giảng viên được phong hàm giáo sư, phó giáo sư; hơn 360 giảng viên có học vị tiến sĩ; nhiều giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, giải thưởng Kovalevskaya,… Đặc biệt, trên 90% giảng viên của Học viện được đào tạo ở các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan… https://www.vnua.edu.vn/canbovienchuc
4. Cơ sở vật chất
Học viện có khuôn viên rộng, xanh, sạch, đẹp nhất Thủ đô với diện tích gần 200ha và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, gồm: gần 170 phòng học thông minh, 52 phòng thí nghiệm (trong đó có 6 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO), 82 mô hình khoa học công nghệ….. Đặc biệt, Học viện thành lập Trung tâm Nghiên cứu xuất sắc và Đổi mới sáng tạo với 20 phòng nghiên cứu hiện đại, chuyên sâu, đây là nơi hoạt động của các nhóm Nghiên cứu tinh hoa, Nghiên cứu xuất sắc, Nghiên cứu mạnh với mục tiêu tạo ra các sản phẩm đột phá cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thư viện của Học viện có gần 30.000 đầu sách, tạp chí và kết nối với thư viện của nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới; khu ký túc xá của Học viện khang trang, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho gần 5.000 sinh viên; khu liên hợp thể thao đa dạng với hệ thống sân cỏ nhân tạo, phòng tập gym, hệ thống sân golf.
Học viện luôn khuyến khích và dành nguồn kinh phí cho sinh viên nghiên cứu khoa học, rèn khả năng tư duy sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Học viện có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, có năng lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu từ các trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới. Nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông minh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang được triển khai, bổ trợ cho hoạt động đào tạo.
Học viện đã ký biên bản ghi nhớ, chương trình hợp tác với hơn 200 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế. Năm 2022, Giám đốc Học viện vinh dự được tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi thăm và làm việc với nhiều quốc gia trên thế giới, ký kết hợp tác chiến lược với nhiều trường đại học, tập đoàn của Hà Lan, Bỉ, Úc, New Zealand…, từ đó mở ra cơ hội tìm kiếm học bổng, giao lưu quốc tế cho sinh viên Học viện.
Thực hiện phương châm “đào tạo sinh viên phát triển toàn diện”, ngoài kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, Học viện quan tâm đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hội nhập quốc tế, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng làm việc với các bên liên quan…
Đối với học sinh lớp 12, Học viện dành nhiều khóa học miễn phí với thời gian học tập linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng và đăng ký của học sinh. Học sinh vui lòng đăng ký tham gia khóa học TẠI ĐÂY. https://forms.gle/ohdkiL9mMM1efPoD9
Học sinh tham gia khóa học sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học. Học sinh nhập học tại Học viện sẽ được xem xét miễn môn học kỹ năng mềm tương ứng.
8. Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm đến công tác khởi nghiệp. Từ năm 2014 đến nay, Học viện đã tổ chức 10 Cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp, thu hút 1.550 dự án tham gia từ hàng trăm trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, các địa phương (trong đó trên 50% dự án là của sinh viên Học viện). Trong 10 năm qua, sinh viên của Học viện đã dành 5 giải nhất Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia và nhiều giải thưởng khác. Nhiều ý tưởng, dự án đã phát triển thành các doanh nghiệp có vị trí trong cộng đồng thanh niên khởi nghiệp và có nhiều đóng góp cho xã hội. Năm 2023, Học viện được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh là 01 trong 03 trường tiêu biểu xây dựng “Hệ sinh thái khởi nghiệp”.
9. Hoạt động đoàn thể
Tại Học viện, sinh viên có thể tham gia các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, hoạt động hỗ trợ học tập (Cuộc thi Olympic Tiếng Anh, Olympic Tin học, Cuộc thi nhà vô địch điểm A…), hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (Giải bóng đá nam sinh viên truyền thống, Giải bóng chuyền mở rộng, Chương trình văn nghệ chào đón tân sinh viên…), hoạt động tình nguyện vì cộng đồng (tình nguyện địa phương, tình nguyện bảo vệ môi trường, phong trào hiến máu tình nguyện…). Học viện thành lập và phát triển hoạt động của 70 câu lạc bộ đội nhóm hoạt động trên tất cả các lĩnh vực như: Câu lạc bộ Skybooks, Câu lạc bộ bóng rổ, Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, Câu lạc bộ văn nghệ…
10. Hoạt động văn hóa, thể thao
Theo học tại Học viện, sinh viên được học tập nhiều môn học giáo dục thể chất, tham gia nhiều cuộc thi đấu thể thao, ẩm thực, văn – thể – mỹ… Năm 2025, Học viện mở nhiều khóa học thể thao cho sinh viên lựa chọn: Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng đá, Cầu lông, Cờ vua, Zumba, Thể dục Aerobic, Điền kinh, Khiêu vũ thể thao, Golf, Yoga với sự tham gia giảng dạy của các thầy, cô có kiến thức, kỹ năng và giàu kinh nghiệm.
Để Học viện chuẩn bị điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên khóa 70, học sinh vui lòng cung cấp thông tin sở thích thể thao/văn hóa TẠI ĐÂY.
VII. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2025, liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578 hoặc 0961.926.639 / 0961.926.939
Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Học phí: 17,40 triệu đồng/năm (Học phí thu theo quy định của Học viện, tăng theo lộ trình và quy định của Nhà nước).
Vị trí và cơ hội việc làm
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Bệnh học thủy sản có thể công tác tại các vị trí: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường, cán bộ tư vấn, doanh nhân, nhà quản lý, lãnh đạo hoặc tự kinh doanh, khởi nghiệp.
Tư vấn chuyên sâu:
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Thông tin chi tiết chương trình đào tạo trong file đính kèm)
III. TUYỂN SINH NĂM 2025
Phương thức xét tuyển:
(1a) Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(1b) Tuyển thẳng học sinh giỏi THPT và có thành tích vượt trội
(3) Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)
(4) Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp với một trong các tiêu chí sau: Điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS; hoặc Kết quả kỳ thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp Sáng tạo VNUA 2025; hoặc Kết quả kỳ thi ACT/SAT.
Ngôn ngữ đào tạo:Nuôi trồng thuỷ sản (Aquaculture)
Thời gian đào tạo: 4 năm
Bằng cấp khi tốt nghiệp: Cử nhân
Mã nhóm ngành xét tuyển: HVN02
Tổ hợp xét tuyển: 1. Toán, Hoá, Sinh học; 2. Toán, Hoá học, Vật lý; 3. Toán, Hoá học, Tiếng Anh; 4. Toán, Vật lý, Tiếng Anh; 5. Toán, Ngữ văn, Công nghệ; 6. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; 7. Toán, Ngữ văn, Lịch sử; 8. Toán, Ngữ văn, Địa lý; 9. Toán, Ngữ văn, GDKT&PL
Chỉ tiêu tuyển sinh: 180
Học phí: 17,40 triệu đồng/năm (Học phí thu theo quy định của Học viện, tăng theo lộ trình và quy định của Nhà nước).
Vị trí và cơ hội việc làm
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản có thể công tác tại các vị trí: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường, cán bộ tư vấn, doanh nhân, nhà quản lý, lãnh đạo
Tư vấn chuyên sâu:
Chức danh, Học vị: PGS.TS. Trương Đình Hoài: 0984986246
Chức danh, Học vị: TS. Lê Việt Dũng: 0985809900
Chức danh, Học vị: TS. Đoàn Thanh Loan: 0387811999
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Thông tin chi tiết chương trình đào tạo trong file đính kèm)
III. TUYỂN SINH NĂM 2025
Phương thức xét tuyển:
(1a) Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(1b) Tuyển thẳng học sinh giỏi THPT và có thành tích vượt trội
(3) Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)
(4) Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp với một trong các tiêu chí sau: Điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS; hoặc Kết quả kỳ thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp Sáng tạo VNUA 2025; hoặc Kết quả kỳ thi ACT/SAT.
Sáng 12-10, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025 và khánh thành Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.
Dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Cùng dự còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh; đại diện đại sứ quán một số nước, một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam; lãnh đạo một số trường đại học…
Trong diễn văn khai giảng, GS, TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm, được thành lập năm 1956, là cơ sở đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam. Trải qua 68 năm xây dựng và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã vươn lên tầm cao mới, phát huy tự chủ đại học.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Học viện đã có sự phát triển mạnh mẽ về đào tạo, số lượng tuyển sinh hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, quy mô đào tạo các bậc học ngày càng phát triển. Học viện thành lập nhiều bộ môn mới, mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động khoa học công nghệ đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhiều nhóm nghiên cứu được thành lập, nhiều sản phẩm khoa học công nghệ tiềm năng được thương mại hóa; nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới được đưa vào thực tiễn sản xuất; hoạt động nghiên cứu vắc xin phòng ngừa các loại dịch bệnh trong chăn nuôi đạt được nhiều thành tựu…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm khu trưng bày sản phẩm nghiên cứu khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham quan phòng truyền thống tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ lưu niệm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Với sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ thầy và trò, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo ra vị thế vàng của Học viện trong cộng đồng xã hội. Đặc biệt, Dự án SAHEP – VNUA từ nguồn vốn của WB được triển khai tại Học viện đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo của Học viện. Thông qua Dự án này, cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện phát triển mạnh mẽ, khang trang, hiện đại với 13 công trình được xây dựng mới đáp ứng nhu cầu làm việc, giảng dạy, học tập của cán bộ viên chức và sinh viên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại lễ khai giảng.
Năm học 2024-2025, Học viện đón hơn 6.000 sinh viên. Các em sinh viên khóa 69 đang từng giờ hòa nhập với hơn 20.000 sinh viên miệt mài học tập trên các giảng đường, các phòng thí nghiệm với trang thiết bị tiện ích, hiện đại. Cùng đồng hành với sinh viên là gần 1.300 cán bộ, viên chức, trong đó có gần 700 giảng viên, nhà khoa học có học hàm, học vị cao. Thầy trò Học viện quyết tâm khai thác tối đa nguồn lực trí tuệ, nguồn lực cơ sở vật chất để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống đáp ứng mục tiêu phát triển trong thời kỳ mới của đất nước…
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận và biểu dương những thành tựu to lớn mà Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội trong thời gian qua.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Đảng ta luôn xem giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đại học hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Học viện phải phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu có uy tín trong khu vực và trên thế giới, một trung tâm của đổi mới và khởi nghiệp, một địa chỉ tin cậy của đổi mới sáng tạo quốc gia. Học viện cần xây dựng một đề án phát triển tổng thể với lộ trình phù hợp để trở thành một đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, tiên tiến ngang tầm thế giới. Các bộ, ngành, trước hết là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm hỗ trợ Học viện xây dựng đề án và giúp Học viện sớm tổ chức thực hiện. Trong khi chờ xây dựng và phê duyệt đề án phát triển tổng thể này, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên hỗ trợ Học viện xây dựng Công viên khoa học nông nghiệp và Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu thực hiện nghi thức tại Lễ khánh thành Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao ảnh kỷ niệm tặng Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý các trường đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo phải đảm bảo tính tương thích, hội nhập quốc tế, nhưng bám sát thực tiễn Việt Nam, đồng thời cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia xếp hạng quốc tế, trao đổi giảng viên, sinh viên quốc tế. Mặt khác, cần chú ý đào tạo cho từng vùng, miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Những người tốt nghiệp đại học ngày nay không những phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt mà phải có những kỹ tài năng, có thể thích ứng nhanh, kịp thời với trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Do vậy, ngoài đào tạo chuyên môn cần coi trọng đào tạo kỹ năng mềm, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải tiếp tục thực hiện tiên phong trong tự chủ đại học ở tầm cao mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự, bộ máy, quy chế hoạt động. Để phù hợp với thời đại Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiện nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Học viện phải nhanh chóng chuyển đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo; ứng dụng tối đa công nghệ; gắn đào tạo trong Nhà trường với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và khuyến khích hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong sinh viên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn để Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành mô hình trường đại học kiểu mẫu về tự chủ, về đổi mới, sáng tạo trong đào tạo, bắt kịp và ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đào tạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý các thầy, cô giáo phải chuyển từ vai trò giảng bài sang vai trò hướng dẫn học và phải là tấm gương sáng về tự học và sáng tạo với lối sống, phong cách mẫu mực để sinh viên noi theo. Để có được đội ngũ các thầy, cô giáo chuẩn mực, các bộ, ngành và Học viện tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các thầy, cô giáo sống, học tập và làm việc thông qua những chính sách, chế độ cụ thể, thiết thực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu trồng cây lưu niệm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải phấn đấu nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu mẫu mực, có trình độ tiên tiến ngang tầm quốc tế như đã được Học viện xác định. Học viện cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học công nghệ với đào tạo và phục vụ sản xuất, dịch vụ xã hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất để Học viện tích cực tham gia vào các chương trình do Bộ chủ trì, trước mắt là các chương trình như xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, chống biến đổi khí hậu, chương trình phát triển cây ăn quả, thủy sản… Đồng thời, phải gắn kết chặt chẽ giữa trường đại học với địa phương sở tại.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ mong muốn các thầy, cô giáo và sinh viên của Học viện phát huy truyền thống của một trường đại học anh hùng, thi đua giảng dạy, học tập, nghiên cứu sáng tạo và khởi nghiệp để đạt được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, tiếp tục tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Học viện, thực hiện thật tốt căn dặn của Bác Hồ kính yêu khi Người về thăm Học viện ngày 24-5-1959: “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi”.
Tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đại biểu đã tham quan Phòng truyền thống và ghi sổ vàng truyền thống của Học viện; dự lễ khánh thành Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ từ nguồn vốn ODA của WB; tham quan triển lãm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và trồng cây lưu niệm tại Học viện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956. Học viện đã trải qua nhiều lần đổi tên: Học viện Nông Lâm, Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Học viện Nông nghiệp Việt NamHọc viện vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và giao nhiệm vụ cho Học viện: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1959), Tổng Bí thư Lê Duẩn (1959), Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng (1982), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1986), Tổng Bí thư Đỗ Mười (1996); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1998), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2015), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2018), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (2019), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (2022)…Học viện vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương kháng chiến hạng Ba…———Thí sinh quan tâm đến thông tin tuyển sinh của Học viện năm 2024, xin vui lòng liên hệ:Hotline: 0961926639, 0961929939 Inbox facebook http://fb.com/tuyensinhvnua.edu.vn
Tất cả cảm xúc:840Bạn, Tran Thi Thanh Phuong, Nguyen Thanh Hai và 837 người khác
Theo đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao các chương trình học bổng hấp dẫn như 3 suất du học nước ngoài, học bổng toàn phần, miễn 100% học phí,… cho sinh viên trúng tuyển vào Học viện năm học 2024 – 2025.
Học viện nông nghiệp Việt Nam công bố hàng ngàn suất học bổng dành cho tân sinh viên K69. Ảnh: HVNN
Các đối tượng được xét học bổng là các thí sinh trúng tuyển và nhập học vào Học viện năm 2024 và nộp đầy đủ hồ sơ xét học bổng theo quy định. Mỗi thí sinh có thể đăng ký xét nhiều loại học bổng nhưng chỉ được nhận 01 học bổng (do thí sinh cân nhắc lựa chọn).
Để ứng tuyển học bổng tại Học viện, các thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ xét học bổng từ ngày 05/9-30/9/2024 qua 02 bước sau:
Bước 1: Đăng ký xét học bổng online qua đường link: https://forms.gle/pvvamsidhwYHrWQ77.
Bước 2: Nộp hồ sơ bản cứng về Ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên (Phòng 104, Tòa nhà Trung tâm) – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội – SĐT: 024.6261.7528).
Cách ứng tuyển các loại học bổng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dành cho tân sinh viên K69 cụ thể như sau:
1. Học bổng du học nước ngoài
Năm 2024 Học viện dành 03 suất học bổng du học nước ngoài tại Đại học Công nghệ Tây nam Trung Quốc. Thí sinh nhận được học bổng này sẽ được miễn học phí học tập; được tham gia một khóa đào tạo tiếng Trung dự bị đại học 01 năm miễn phí; được nâng cao trình độ tiếng Trung và tiếng Anh; được thực tập và làm việc tại các phòng thí nghiệm của trường du học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao Học bổng du học nước ngoài năm 2023. Ảnh: HVNN
Thí sinh xét học bổng du học sẽ trải qua 2 vòng xét chọn hồ sơ và phỏng vấn, các tiêu chí xét tuyển ưu tiên.
2. Học bổng “Sinh viên tài năng”
Học bổng dành cho 20 tân sinh viên tài năng K69 xét tuyển vào Học viện. Đối với học bổng này, sinh viên được miễn 100% tiền học phí các học phần trong chương trình đào tạo chính thức (không bao gồm học phí các chương trình Kỹ năng mềm và Tin học theo chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo của Học viện).
Điều kiện để được duy trì học bổng này trong các học kỳ tiếp theo là sinh viên cần đạt kết quả học tập từ loại giỏi và kết quả rèn luyện từ loại tốt trở lên.
3. Học bổng “Tôi yêu quê hương”
Học bổng này dành cho học sinh lớp 12 tại 08 tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên), 05 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng) và 03 tỉnh thuộc khu vực Tây Nam bộ (An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp).
Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nam bộ, Chương trình cấp tối đa 115 suất học bổng/tỉnh/năm (áp dụng trong năm học 2024-2025). Trong đó có 05 suất học bổng toàn phần, 10 suất học bổng bán phần, 50 suất học bổng khởi nghiệp và 50 suất học bổng kỹ năng mềm.
Đối với khu vực Tây Nguyên, mỗi tỉnh được cấp 03 suất học bổng toàn phần, 03 suất học bổng bán phần và 15 suất học bổng kỹ năng mềm, 15 suất học bổng khởi nghiệp.
Thông tin chi tiết về các loại học bổng như sau:
– Học bổng toàn phần: Miễn học phí theo chương trình đào tạo (đối với các học phần học lần đầu), hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng và phí nội trú ở ký túc xá sinh viên.
– Học bổng bán phần: Hỗ trợ 50% học phí theo chương trình đào tạo (đối với các học phần học lần đầu) và phí nội trú ở ký túc xá sinh viên.
– Học bổng khởi nghiệp: Miễn học phí các khóa học/lớp đào tạo kỹ năng khởi nghiệp do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.
– Học bổng kỹ năng mềm: Miễn học phí các khóa học/lớp/học phần đào tạo kỹ năng mềm do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hoặc trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo.
Điều kiện nhận học bổng và tiêu chí xét tuyển:
Học sinh có kết quả học tập bậc THPT đạt từ loại khá trở lên và hạnh kiểm tốt đối với các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Đối với 05 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và 03 tỉnh thuộc khu vực Tây Nam bộ, Học viện ưu tiên đào tạo sinh viên “tài năng” nên học sinh nhận học bổng toàn phần phải có học lực 03 năm đạt loại giỏi, hạnh kiểm tốt khi học THPT và phải có năng lực ngoại ngữ IELTS 4.5 hoặc tương đương trở lên theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Học sinh có nguyện vọng trở về quê hương công tác, cống hiến sau khi tốt nghiệp đại học (với học sinh nhận học bổng toàn phần).
Các tiêu chí xét tuyển học bổng bao gồm: Tổng điểm xét tuyển vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Điểm bài luận; Điểm phỏng vấn. Học viện ưu tiên xét chọn học sinh thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật, học sinh nhập học vào các ngành đào tạo mà tỉnh có nhu cầu cao, năng lực ngoại ngữ, tin học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao Học bổng “Sinh viên tài năng” năm 2023. Ảnh: HVNN
4. Học bổng “Tôi yêu HVN”
Học bổng dành cho các thí sinh đăng ký xét tuyển sớm (Đợt 1 – Trước ngày 31/05/2024; đợt 2 trước ngày 30/7/2024) và nhập học vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2024 sẽ có cơ hội nhận được học bổng này.
5. Học bổng “Sinh viên toàn cầu”
Học viện dành 20 suất sinh viên được ưu tiên xét tuyển tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế. Điều kiện được xét học bổng là đối với các thí sinh đã nhập học vào Học viện năm 2024 và tổng điểm các tiêu chí từ 60 điểm trở lên (kết quả học tập, điểm ưu tiên).
6. Học bổng “Khởi nghiệp VNUA”
Đối với học bổng này, sinh viên được tham gia khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng Khởi nghiệp được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam hàng năm.
7. Học bổng “Thắp sáng ước mơ nông nghiệp”
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng nguyện vọng 1 và nhập học vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2024 sẽ có cơ hội được nhận học bổng khi xét theo các tiêu chí như kết quả học tập, điểm ưu tiên. Tổng số lượng học bổng này là 20 suất, trị giá 5 triệu đồng/suất.
Năm 2024, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh 5.991 chỉ tiêu cho 18 nhóm ngành với 43 ngành đào tạo đang được đào tạo tại Học viện.
Các phương thức và thời gian xét tuyển:
– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (theo quy định, lịch trình của Bộ GD-ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện).
– Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (theo quy định, lịch trình của Bộ GD-ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện).
– Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)